Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu

Go down 
Tác giảThông điệp
provencale_dnbb
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
provencale_dnbb


Tổng số bài gửi : 47
Join date : 08/04/2008
Age : 31
Đến từ : Raffle design school

Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu   Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Icon_minitimeThu May 01, 2008 2:05 pm

Audrey Hepburn (1929-1993) là một diễn viên điện ảnh huyền thoại của những thập niên 1950, 1960. Qua các cuộc bầu chọn[1], bà thường được xem là một trong những phụ nữ đẹp nhất thế kỷ 20. Audrey Hepburn cũng là một biểu tượng của thời trang và còn được biết tới với vai trò một người hoạt động nhân đạo, Đại sứ thiện chí của UNICEF.

Audrey Hepburn bước chân vào nghệ thuật với mong muốn trở thành một diễn viên múa, nhưng sau đó lại thành công ở lĩnh vực sân khấu vào cuối những năm 1940. Vai diễn trong vở Gigi (1951) trên sân khấu Broadway đã mở cửa cho Audrey vào nghệ thuật điện ảnh. Tới năm 1953, bộ phim Kỳ nghỉ hè lãng mạn (Roman Holiday) đem lại cho cô giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Là ngôi sao huyền thoại của điện ảnh của những thập niên 1950 và 1960, Audrey Hepburn tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng như Sabrina, My Fair Lady, Breakfast at Tiffany's và giành bốn đề cử Oscar khác. Năm 1967, vào tuổi 38, Audrey Hepburn hầu như kết thúc sự nghiệp diễn xuất.

Audrey Hepburn đi vào lịch sử điện ảnh như một trong những diễn viên tài năng nhất. Bà đặc biệt thành công với các bộ phim hài lãng mạn. Năm 1999, Viện phim Hoa Kỳ đã xếp Audrey Hepburn đứng thứ 3 trong số 25 nữ diễn viên huyền thoại của Danh sách 100 ngôi sao điện ảnh của Viện phim Mỹ, chỉ sau Katharine Hepburn và Bette Davis[2].

Với phong cách ri lol! êng biệt, đẹp cả trên màn ảnh lẫn ngoài cuộc sống, Audrey Hepburn được xem như một biểu tượng lớn của thời trang. Bà từng tạo nên những trào lưu mốt, ảnh hưởng tới cách ăn mặc của nữ giới. Audrey đã là nguồn cảm hứng sáng tạo cho Hubert de Givenchy, nhà tạo mẫu nổi tiếng và cũng là bạn thân của bà.

Những năm cuối đời, Audrey trở thành một nhà hoạt động nhân đạo, được biết tới với vai trò Đại sứ thiện chí của UNICEF.

Mục lục [giấu]
1 Tiểu sử
1.1 Xuất thân và tuổi thơ
1.2 Tuổi thiếu niên và Thế chiến thứ hai
2 Điện ảnh
2.1 Bắt đầu sự nghiệp
2.2 Những thành công
2.3 Từ 1968 tới 1988
3 Đại sứ của UNICEF
4 Biểu tượng thời trang
5 Hình ảnh đại chúng
6 Giải thưởng
6.1 Danh sách giải thưởng
7 Các vai diễn
8 Tư liệu về Audrey Hepburn
8.1 Sách
8.2 Phim
9 Chú thích
10 Xem thêm
11 Liên kết ngoài



[sửa] Tiểu sử

[sửa] Xuất thân và tuổi thơ
Audrey Hepburn tên thật là Audrey Kathleen Ruston[3], sinh ngày 4 tháng 5 năm 1929 tại quận Ixelles, vùng nói hai ngôn ngữ và là một quận thuộc thủ đô Brussel của Bỉ. Mẹ của Audrey, Nữ Nam tước Ella Van Heemstra, là một quý tộc người Hà Lan, con gái của Nam tước Aarnoud van Heemstra. Bà kết hôn với nhà quý tộc Hendric Gustaaf Adolf Quarles Van Ufford vào năm 18 tuổi. Họ chia tay sau năm năm và có hai con, Alexander và Ian Quarles van Ufford.

Bố của Audrey, Joseph Victor Anthony Ruston, là một người Anh có mang trong mình cả các dòng máu Áo, Ireland, Scotland và Pháp. Bà của ông là một hậu duệ của vua Edward III của Anh[4] và Bá tước Bothwell James Hepburn[5], chồng thứ ba của Nữ hoàng Mary I của Scotland. Qua James Hepburn có thể diễn viên Katharine Hepburn cũng có họ với Audrey Hepburn[6]. Là hậu duệ của vua Edward III, Audrey Hepburn còn có quan hệ họ hàng với Rainier III của Monaco, Công nương Diana - một người hâm mộ Audrey – và diễn viên Humphrey Bogart.

Joseph Victor Anthony Ruston gặp Ella Van Heemstra khi đang làm giám đốc chi nhánh Brussel của Ngân hàng Anh[7]. Năm 1926, họ làm đám cưới tại Batavia - Jakarta của Indonesia ngày nay - rồi dọn về sống tại Ixelles, khi đó là một quận dành cho giới trí thức, nghệ sĩ và sinh viên. Ba năm sau, Audrey ra đời với sức khoẻ yếu bởi bệnh ho gà[8]. Cô sống hai năm ở Ixelles, sau đó gia đình chuyển tới một làng bên cạnh là Linkebeek. Lúc bé, Audrey Hepburn là một đứa trẻ ham chơi và giàu tưởng tượng. Cha cô đặt cho cô biệt danh "Monkey Puzzle"[9].

Vào năm năm tuổi, Audrey Hepburn bắt đầu ham mê múa cổ điển. Audrey sống cả ở London, Hà Lan và Bỉ tùy theo công việc của cha cô. Những cãi cọ của cha mẹ Audrey dần dẫn tới sự chia tay vào năm 1935: cha cô là người có cảm tình với Đức Quốc xã[10] và mối quan hệ với Nam tước Aarnoud van Heemstra ngày càng căng thẳng, nên cuối cùng đã từ bỏ gia đình. Vì vậy Audrey Hepburn được gửi đến một trường nội trú ở Anh, nơi cô chịu một nền giáo dục hà khắc. Audrey đã sống ở đó tới năm 1939, khi Anh tuyên chiến với Đức. Lo sợ những cuộc ném bom, Ella Van Heemstra đưa con gái về Hà Lan và họ sống tại lâu đài Zijpendaal rồi trong một căn hộ ở Arnhem.

Mang trong mình giòng máu Anh, Ireland, Hà Lan và Bỉ, Audrey Hepburn đã tỏ ra những năng khiếu về ngôn ngữ. Tới khi trưởng thành, cô có thể nói thành thạo tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý.


[sửa] Tuổi thiếu niên và Thế chiến thứ hai
Năm 1939, Thế chiến thứ hai nổ ra và quân đội Đức chiếm đóng Hà Lan. Trong thời gian chiến tranh, khi Hà Lan trong tay quân đội Đức, một người Anh ở đó có thể bị bắt, thậm chí đưa đi trại tập trung. Vì vậy, để trách cái họ mang âm tiếng Anh có thể gây chú ý với những kẻ chiếm đóng, mẹ của Audrey đã thêm cho cô họ Edda van Heemstra và thay đổi cả trên giấy tờ.

Chính vào thời kỳ chiến tranh, Audrey đã bắt đầu làm quen với nghệ thuật trình diễn. Từ năm 1939 tới 1945, Audrey Hepburn theo học tại Nhạc viện Arnhem[11]. Năm 11 tuổi, người ta đưa cho Audrey những tin tức, và cô làm liên lạc cho lực lượng kháng chiến[7]. Và cũng thời gian đó, cô theo học múa cổ điển. Trong thời kỳ khó khăn, khi Arnhem bị tàn phá bởi trận Market Garden, sự thiếu thốn và cái đói đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Audrey, khiến cô sa sút tinh thần và suy dinh dưỡng. Tác giả Diana Maychick trong cuốn tiểu sử về Audrey Hepburn xuất bản ở Paris năm 1993, đã viết: "Cô ta gày trơ xương, chế độ ăn uống tồi tệ..., tuy đã trưởng thành mà chỉ nặng 40 kg". Cũng trong cuộc chiến tranh này, chú và anh họ của Audrey đã bị xử bắn như những "kẻ thù của Đế quốc Đức".

Trong khoảng thời gian đó, Anne Frank, cô bé người Do Thái tác giả Nhật ký Anne Frank, cũng đang cùng gia đình trốn tại Amsterdam. Về hoàn cảnh tương đồng giữa mình và Anne Frank, Audrey Hepburn từng nói: "Tôi đúng bằng tuổi Anne Frank. Khi chiến tranh nổ ra, chúng tôi mới 10 tuổi, và tới năm 15 tuổi chiến tranh kết thúc. Tôi nhận được cuốn sách đó từ một người bạn vào năm 1946 ở Hà Lan. Tôi đọc cuốn sách đó, nó làm tôi đau khổ... Tôi không đọc nó như một cuốn sách, những trang giấy in. Đó chính là cuộc đời tôi."[12].

Audrey Hepburn đã đọc cuốn sách đó trước khi nó được phát hành chính thức vào năm 1947. Đến năm 1959, khi bộ phim The Diary of Anne Frank được thực hiện, bố của Anne Frank, ông Otto Frank muốn Audrey Hepburn thể hiện vai con gái mình. Nhưng khi đó cô đã quá lớn tuổi để vào vai một thiếu niên. Audrey Hepburn trở thành bạn của Otto Frank cho tới khi ông qua đời vào năm 1980 và cô cũng là người bảo trợ cho tổ chức Anne Frank Educational Trust UK[13].


[sửa] Điện ảnh

[sửa] Bắt đầu sự nghiệp

Audrey Hepburn cùng Gregory Peck trong Roman Holiday
Audrey Hepburn cùng Gregory Peck trong Roman HolidaySau chiến tranh, Audrey thêm họ Hepburn vào tên của mình, một họ mà cha cô là hậu duệ. Nhưng Audrey chỉ chọn đó là nghệ danh chứ không thực sự thay đổi về căn cước.

Audrey Hepburn tiếp tục học múa ở Hà Lan trong hai năm, cùng Sonia Gaskel ở Amsterdam. Rồi sau đó, cô cùng mẹ chuyển tới London và làm việc như một người mẫu, tất cả để theo đuổi việc trở thành diễn viên múa ba lê. Năm 1948, Audrey theo học cùng với Marie Rambert, nhưng rồi cô phải từ bỏ ý định với ba lê bởi thể chất yếu sau thời gian chiến tranh.

Audrey bắt đầu với điện ảnh vào năm 1948 bằng vai diễn nhỏ, một tiếp viên hàng không trong phim Nederlands in 7 lessen. Năm 1951, cô tiếp tục với các vai phụ, như người lễ tân khách sạn trong bộ phim One Wild Oat hay một diễn viên múa ba lê trong Laughter in Paradise. Bên cạnh đó, Audrey còn xuất hiện trong một số quảng cáo. Cũng trong năm 1951, khi quay bộ phim Monte Carlo Baby, cô được nữ tiểu thuyết gia người Pháp Colette chú ý tới. Bà đã chọn Audrey cho vai chính trong vở kịch Gigi trên sân khấu Broadway. Thành công của vở kịch đã mở cửa cho Audrey Hepburn bước vào Hollywood[14].

Năm 1953, đạo diễn William Wyler chọn Audrey cho vai diễn chính trong bộ phim hài lãng mạn Kỳ nghỉ hè lãng mạn (Roman Holiday), bên cạnh Gregory Peck, dù những nhà sản xuất muốn dành vai đó cho Elizabeth Taylor. Sau khi casting, William Wyler nói[15]:

“ Cô ấy có tất cả những gì tôi tìm kiếm: Duyên dáng, ngây thơ và tài năng. Cô ấy còn rất kỳ cục và hết sức tuyệt vời! Chúng tôi đã nói: Chính là cô ấy! ”

Bộ phim đã thành công rực rỡ. Với vai công chúa Ann, Audrey giành được giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, một giải Quả cầu vàng và một giải BAFTA. Sự nghiệp của cô bắt đầu thăng hoa.

Thời gian đó cuộc sống tình cảm của Audrey Hepburn có nhiều thay đổi. Vào thập niên 1950, cô đính hôn với nhà công nghiệp James Hanson. Sau khi đã định ngày hôn lễ và mua áo cưới, Audrey quyết định hủy bỏ để tập trung cho sự nghiệp. Cô nói: "Nếu tôi quyết định đám cưới, thì phải trở thành một người có gia đình thực sự... mà Jimmy ở Anh vì công việc, còn tôi đóng phim ở Hollywood..."[7][16].


[sửa]

Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Audrey10
Về Đầu Trang Go down
provencale_dnbb
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
provencale_dnbb


Tổng số bài gửi : 47
Join date : 08/04/2008
Age : 31
Đến từ : Raffle design school

Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu   Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Icon_minitimeThu May 01, 2008 2:06 pm

Những thành công
Trong khoảng thời gian hơn 10 năm, từ 1954 đến 1966, Audrey Hepburn diễn xuất cùng các nam diễn viên lớn nhất của Hollywood trong những bộ phim của các đạo diễn nổi tiếng. Số phim cô tham gia không thực sự nhiều, và thường trung thành với một vài đạo diễn như Stanley Donen, Billy Wilder hay William Wyler.

Năm 1954, Audrey xuất hiện bên cạnh Humphrey Bogart trong bộ phim hài lãng mạn Sabrina. Thiết kế trang phục cho Audrey là Hubert de Givenchy, sau đó họ trở thành bạn cho tới suốt đời. Trong bộ phim này, Audrey đã hát lại ca khúc nổi tiếng La Vie En Rose, và cũng từ Sabrina, cô dần được biết tới như một biểu tượng thời trang.

Tháng bảy năm 1953, Audrey gặp diễn viên, đạo diễn người Mỹ Mel Ferrer trong một buổi dạ hội do Gregory Peck tổ chức. Nhiều hơn Audrey 12 tuổi, Mel Ferrer từng kết hôn ba lần, trong đó hai lần với cùng một phụ nữ, và đã có bốn con[7]. Khi người ta mời Audrey tham gia trong vở kịch Ondine của Jean Giraudoux, cô nhận lời với điều kiện sẽ diễn xuất cùng Mel Ferrer[7]. Vở kịch công diễn vào từ tháng hai tới tháng sáu năm 1954, Audrey nhận được giải Tony Award. Mối quan hệ với Mel Ferrer chuyển từ nghề nghiệp sang tình ái. Cuối cùng, ngày 25 tháng 9 năm 1954, họ làm đám cưới. Bốn năm sau đó, ngày 17 tháng 7 năm 1960, Audrey sinh con trai đầu lòng Sean Hepburn Ferrer. Họ tiếp tục cùng nhau tham gia một vài bộ phim, như trong Chiến tranh và hòa bình (War and Peace 1956), Audrey vào vai Natasha Rostov, còn Mel Ferrer thể hiện vai hoàng tử Andrei Bolkonsky. Bộ phim còn có Henry Fonda trong vai Pierre Bezukhov.

Năm 1957, Audrey diễn xuất cạnh Fred Astaire trong bộ phim hài ca nhạc Funny Face. Đạo diễn bởi Stanley Donen, Funny Face được quay một phần ở Paris, thành phố còn gắn với một vài bộ phim khác của Audey. Cũng như trong phim Sabrina, người thiết kế trang phục cho Funny Face là Edith Head, nhưng riêng với Audrey Hepburn vẫn là Hubert de Givenchy thực hiện[17].

Cũng năm 1957, Tình yêu ban chiều (Love in the Afternoon) được quay tại Paris với nhiều cảnh ở khách sạn Ritz. Trong bộ phim này, Audrey Hepburn vào vai Ariane, một sinh viên trẻ học đàn cello với mối tình cùng một tỷ phú lớn hơn nhiều tuổi, diễn xuất bởi Gary Cooper. Tiếp sau đó, cô diễn xuất cùng chồng trong Mayerling, một chương trình truyền hình của NBC.

Năm 1959, cùng Anthony Perkins, Audrey tham gia Green Mansions do chính chồng cô đạo diễn. Cũng năm đó, Audrey Hepburn thể hiện vai một nữ giáo sĩ ở châu Phi trong The Nun's Story của đạo diễn Fred Zinnemann. Cô tiếp tục giành được đề cửa giải Oscar cho vai chính xuất sắc nhất, nhưng cuối cùng giải năm đó đã thuộc về Simone Signoret.

Năm 1960, vì mang thai con trai đầu lòng, Audrey vắng bóng trên màn ảnh. Trong đó cô đã từ chối một bộ phim ca nhạc nổi tiếng là West Side Story[18]. Năm 1961 Audrey trở lại trong Breakfast at Tiffany's, bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của Truman Capote. Xuất hiện bên cạnh George Peppard, vai diễn này đã đưa Audrey Hepburn lên vị trí huyền thoại điện ảnh, mặc dù khi đó bộ phim không thành công về thương mại. Bài hát Moon River do Audrey hát trong phim đã được trao giải Oscar cho ca khúc. Audrey cũng được đề cử cho giải nữ diễn viên xuất sắc nhất. Nhân vật Holly Golightly, một phụ nữ phù phiếm ưu thích tiệc tùng, cũng là một trong những vai diễn khó nhất của Audrey Hepburn. Cô từng nói: "Tôi là người hướng nội, đóng một phụ nữ hướng ngoại trong Breakfast at Tiffany's là điều khó nhất tôi từng làm"[19].


Audrey Hepburn và Cary Grant trong CharadeNhững năm 1960, danh tiếng của Audrey Hepburn lên tới đỉnh điểm. Mừng lễ sinh nhật - cũng là sinh nhật cuối cùng - của John F. Kennedy ngày 29 tháng 5 năm 1963, Audrey Hepburn đã hát bài Happy Birthday, dear Jack, và sau đó là Marilyn Monroe với Happy Birthday, Mister President[20].

Audrey tiếp tục diễn xuất cùng các nam diễn viên nổi tiếng và phần lớn trong các bộ phim, những bạn diễn thường hơn cô nhiều tuổi. Cary Grant đã từng từ chối diễn xuất cùng Audrey trong Roman Holiday và Sabrina vì thấy mình hơn Audrey tới 25 tuổi. Nhưng năm 1963, hai người cùng tham gia Charade. Sau bộ phim đó, Cary Grant từng nói: "Tất cả những gì tôi muốn cho lễ Giáng sinh là một phim khác cùng Audrey"[21]. Cũng năm đó, Audrey Hepburn từ chối vai Cleopatra trong bộ phim cùng tên. Sau đó Elizabeth Taylor nhận vai diễn này bên cạnh Richard Burton.

Năm 1964, Audrey Hepburn đóng vai chính trong bộ phim ca nhạc mà về sau tên phim thường gắn cùng với tên của cô: My Fair Lady. Ban đầu vai diễn được dự định dành cho Julie Andrews, nhưng cuối cùng Audrey Hepburn đã nhận lời tham gia. Bộ phim rất được công chúng chờ đợi, như một số phóng viên đã so sách nó với Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind) năm 1939[22]. Audrey Hepburn đã bắt đầu ghi âm một số đoạn nhạc, những cuối cùng vai diễn được lồng tiếng bởi ca sĩ Marni Nixon - người hát lồng tiếng cho nhiều bộ phim ca nhạc nổi tiếng khác như West Side Story (1961), The Sound of Music (1965). Trong My Fair Lady, Audrey Hepburn vào vai Eliza Doolittle, người trở thành học trò của giáo sư ngôn ngữ Henry Higgins, do Rex Harrison thể hiện. Bộ phim thành công, tại Oscar 1964 đã giành giải phim hay nhất cùng nhiều giải quan trọng khác.

Audrey tiếp tục diễn xuất cùng William Holden trong Paris When it Sizzles năm 1964 rồi làm kẻ trộm tòng phạm của Peter O'Toole trong bộ phim hài How to steal a million năm 1966. Năm 1967, Audrey Hepburn cùng Albert Finney tham gia Two for the Road, một bộ phim đề cập tới vấn đề ly hôn, cũng là khi cuộc sống hôn nhân của Audrey gặp khó khăn. Cô tiếp tục nhận lời tham gia bộ phim rùng rợn Wait Until Dark trong vai một phụ nữ mù đương đầu với ba kẻ buôn ma túy. Mel Ferrer là nhà sản xuất của bộ phim này, và thời gian đó, hôn nhân của họ ngày càng rạn nứt. Năm 1968, sau mười bốn năm chung sống, họ quyết định ly hôn. Nguyên nhân chính do các bất đồng về nghề nghiệp của Audrey và các mối quan hệ ngoài hôn nhân. Tin ly hôn chính thức được thông báo ngày 20 tháng 11 năm 1968. Cùng năm đó Audrey tuyên bố kết thúc sự nghiệp.
Về Đầu Trang Go down
provencale_dnbb
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
provencale_dnbb


Tổng số bài gửi : 47
Join date : 08/04/2008
Age : 31
Đến từ : Raffle design school

Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu   Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Icon_minitimeThu May 01, 2008 2:07 pm

sửa] Từ 1968 tới 1988
Audrey Hepburn tiếp tục cuộc sống độc thân cho tới 18 tháng 1 năm 1969, cô kết hôn với nhà tâm tý học người Ý, tiến sĩ Andrea Dotti. Trước đó, hai người gặp nhau trong một chuyến hải hành vào tháng 6 năm 1968[23]. Họ chuyển tới sống ở Roma và Audrey dành toàn bộ thời gian cho gia đình. Năm 1970, Audrey Hepburn sinh con trai thứ hai, Luca Dotti.

Đúng theo lời tuyên bố giã từ điện ảnh, Audrey đã từ chối phần lớn các lời mời nhận được. Năm 1973, cô từ chối vai Chris MacNeil trong The Exorcist vì bộ phim không được thực hiện ở Roma, nơi cô đang sống cùng gia đình[24]. Năm 1985, Audrey tiếp tục từ chối một phim nổi tiếng khác là Out of Africa[25], và người thay thế cô là Meryl Streep đã giành một đề cử Oscar với vai diễn này. Audrey chỉ tham gia một vài phim hiếm hoi như Robin and Marian năm 1976 cùng Sean Connery. Tổng cộng, kể từ sau năm 1967, Audrey Hepburn tham gia bốn phim và không nhiều thành công. Trong đó, bộ phim cuối cùng của bà là Always của đạo diễn Steven Spielberg năm 1989. Một vài đạo diễn nổi tiếng như Alfred Hitchcock, Luchino Visconti đã luyến tiếc vì chưa từng được hợp tác cùng Audrey Hepburn trong một bộ phim nào[26].

Cuộc hôn nhân thứ hai của Audrey cũng gặp phải những khó khăn. Từ năm 1980, bắt đầu có tin tức về sự rạn vỡ giữa hai người. Tới 1982, họ ly dị với lý do chính là Andrea Dotti có quan hệ với một người mẫu là Daniela[7]. Audrey Hepburn chuyển tới chung sống cùng diễn viên người Hà Lan Robert Wolders tại làng La Paisible, Tolochenaz-sur-Morges, Thụy Sỹ. Hai người đã sống ở đây tới khi Audrey mất, và không làm đám cưới[23].


[sửa] Đại sứ của UNICEF
Từ năm 1988, Audrey Hepburn trở thành đại sứ thiện chí của UNICEF ở châu Phi và Mỹ Latinh, bà đã dành hầu hết khoảng thời gian cuối đời cho vai trò này. Để tuyên truyền và cảnh báo với thế giới về nạn đói - chính bà đã từng trải qua trong Thế chiến thứ hai - mà trẻ em trên toàn cầu đang phải gánh chịu, từ năm 1988 tới 1992, Audrey Hepburn đã thực hiện năm mươi chuyến đi tới các nước Sudan, El Salvador, Honduras, Mexico, Venezuela, Ecuador, Bangladesh, Thái Lan, Ethiopia, Eritrea, Somalia. Bà đã tới Việt Nam vào tháng 10 năm 1990 trong một chương trình về nước sạch của UNICEF.

Với mong muốn bảo vệ trẻ em, bà tham gia vào sê ri truyền hình nhan đề Gardens of the World with Audrey Hepburn, sau đó được phát trên đài PBS vào ngày bà mất. Audrey cũng ghi âm một CD kể chuyện cho trẻ em do bà đọc, Audrey Hepburn's Enchanted Tales. Với album này, năm 1993, sau khi mất, bà đã nhận một giải Grammy truy tặng dành cho album hay nhất về trẻ thơ. Tổng thống Mỹ George H. W. Bush cũng tặng Audrey Huân chương tự do của Tổng thống để ghi nhận những hoạt động nhân đạo của bà.

Cuối năm 1992, Audrey Hepburn bắt đầu có những dấu hiệu đau dạ dày. Ban đầu bà nghĩ do nhiễm khuẩn một virus ở châu Phi, nhưng đó là chứng bệnh ung thư ruột. Bà vẫn ở lại tại ngôi làng Thụy Sỹ bên cạnh người thân. Ngày 20 tháng 1 năm 1993, Audrey Hepburn mất tại Tolochenaz, thuộc hạt Vaud, cũng là nơi bà được chôn chất. Sau sự ra đi của Audrey Hepburn, Elizabeth Taylor nói[27]:

“ Audrey là một phụ nữ thanh lịch và duyên dáng không gì so sách được, ngoại trừ chính tình yêu của cô ấy cho những trẻ em kém may mắn trên khắp thế giới. Chúa đã có thêm một thiên thần mới đẹp nhất... ”

UNICEF đã khách thành vào 7 tháng 5 năm 2002 một bức tượng tưởng nhớ Audrey Hepburn mang tên "Tinh thần Audrey Hepburn" đặt tại trụ sở của tổ chức quốc tế này. Diễn viên Roger Moore, cũng là một đại sứ thiện chí, đã phát biểu: "Chúng ta tụ họp ở đây để vinh danh cuộc đời người bạn của chúng ta, Audrey Hepburn và sự nghiệp thứ hai của bà, còn huy hoàng hơn, đại sứ thiện chí của UNICEF". Theo những tâm sự của bà, việc hợp tác cùng với UNICEF là mong muốn xuất phát từ quá khứ[28]:

“ Tôi từng là một đứa trẻ thiếu dinh dưỡng vào những năm sau chiến tranh. Tôi đã được hưởng những trợ giúp từ UNICEF, tôi biết ơn UNICEF suốt cả đời tôi. ”

Con trai cả của Audrey Hepburn, Sean Hepburn Ferrer, đã thành lập quỹ Audrey Hepburn Children's Fund, tiếp tục các hoạt động nhân đạo của mẹ. Một trong những trang web do những người hâm mộ Audrey lập nên cũng có tên: Audrey Hepburn - Thiên thần của trẻ thơ (Audrey Hepburn - L'Ange des Enfants).
Về Đầu Trang Go down
provencale_dnbb
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
provencale_dnbb


Tổng số bài gửi : 47
Join date : 08/04/2008
Age : 31
Đến từ : Raffle design school

Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu   Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Icon_minitimeThu May 01, 2008 2:07 pm

[sửa] Biểu tượng thời trang

Audrey trong Roman HolidayAudrey Hepburn là một biểu tượng lớn của thời trang, ghi dấu ấn bằng một phong cách riêng biệt. Shirley MacLaine, bạn diễn của Audrey trong The Children's Hour, từng nói[29]:

“ Khi tôi nghĩ về Audrey, về sự quý tộc và nét khác thường của cô ấy, tôi luôn xúc động. Cô ấy có những phẩm chất hiếm có và tôi luôn thèm muốn phong cách, sở thích của Audrey. Tôi thấy mình vụng về và trở nên lôi thôi khi bên cạnh cô ấy. ”

Dáng người của Audrey cũng khác lạ với Hollywood khi đó, thời kỳ mà người ta ưu thích những phụ nữ hơi đẫy đà như Marilyn Monroe, Martine Carol, Kim Novak hay Lana Turner. Audrey đã thể hiện một phong cách ngược lại: "một vẻ duyên dáng mới lạ 'con trai' nhưng rất nữ tính nhờ cặp mắt to và đôi chân dài"[14]. Thời báo New York từng nhận xét: "Chính tại Audrey Hepburn, 50% các cô gái trẻ không còn nhồi bông vào su-chiêng để làm nở ngực và cưỡi lênh khênh trên những đôi giày cao gót nữa"[30].

Audrey Hepburn cũng là người lăng xê mẫu kính Ray-Ban Wayfarer to quá khổ trở nên phổ biến sau bộ phim Breakfast at Tiffany's năm 1961[31]. Một số mẫu thời trang do Hubert de Givenchy tạo cho Audrey Hepburn, như những đường chiết thẳng, màu sắc đơn giản và kiểu áo lao động đặc sắc đã được gọi là kiểu Audrey[30]. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Cecil Beaton đã viết: "Trước chiến tranh, không ai mặc như Audrey Hepburn. Ngày nay, hàng triệu người bắt chước bà"[30]. Cũng như Coco Chanel, Audrey Hepburn không chỉ làm thay đổi cách ăn mặc của phụ nữ, mà còn biến đổi hoàn toàn cách nhìn, cách đánh giá của phụ nữ về chính bản thân mình. Audrey còn là cảm hứng cho nhiếp ảnh gia thời trang Richard Avedon.

Cách ăn mặc của Audrey Hepburn còn tiếp tục ảnh hưởng tới nhiều ngôi sao thế hệ sau như ca sĩ Maria Callas[32] hay diễn viên Keira Knightley[33], thậm chí cả các nhân vật trong bộ phim hoạt hình Người đẹp ngủ trong rừng của Walt Disney năm 1959[34].

Phong cách thời trang của Audrey Hepburn có một phần may mắn nhờ cuộc gặp gỡ với Hubert de Givenchy trong thời gian quay Sabrina vào năm 1954. Chính Givenchy đã thiết kế các áo, váy cho Audrey trong bộ phim dành giải Oscar dành cho trang phục xuất sắc nhất này. Nhưng Edith Head, người thiết kế các trang phục còn lại mới là người nhận giải. Audrey và Givenchy trở thành bạn bè và tiếp tục hợp tác cùng nhau trong nhiều năm. Cô từng nói: "Tôi có rất nhiều điểm chung với Hubert. Chúng tôi thích những thứ giống nhau"[35]. Và Audrey còn đồng ý làm người mẫu vào một số dịp để biểu diễn những thiết kế mới của Givenchy. Năm 1988, khi tới Paris để giới thiệu bộ sưu tập mùa hè của Givenchy, Audrey nói: "Khi nào tôi còn ở trên thế giới này, ông ấy cũng luôn ở đây... "[35].

Givenchy còn tiếp tục thiết kế trang phục cho Audrey cho nhiều bộ phim tiếp theo: Funny Face, Love in the Afternoon, Breakfast at Tiffany's, Paris When it Sizzles, Charade hay How to steal a million. Ông cũng tạo ra nhãn nước hoa L'Interdit dành riêng cho Audrey.

Nhà thiết kế Salvatore Ferragamo cũng đã tạo ra kiểu giầy ba lê dành cho Audrey. Cô đã trở thành đại diện cho nhà mẫu này và lần cuối cùng trước khi chuyển sang thời tranh cho nam giới, Salvatore Ferragamo đã tổ chức một buổi triển lãm về Audrey: "Audrey Hepburn, una donna, lo stile" (Audrey Hepburn, một phụ nữ, một phong cách)[36]. Được tổ chức từ 1 tháng 5 tới 1 tháng 7 năm 1999 tại Firenze, số tiền thu được của cuộc triển lãm đã dành cho quỹ Audrey Hepburn Children's Fund[37].


[sửa] Hình ảnh đại chúng

Audrey Hepburn trong Charade
Một chiếc máy bay được mang tên Audrey HepburnNgày nay Audrey Hepburn trở thành một biểu tượng của sắc đẹp và thời trang. Bà thường được xem như một trong những phụ nữ đẹp nhất thế kỷ 20, tên tuổi luôn xuất hiện trong các cuộc bầu chọn. Tuy sự nghiệp hầu như kết thúc từ 1967 và mất vào năm 1993, nhưng đến nay Audrey Hepburn vẫn là một trong những diễn viên nổi tiếng nhất.

Hình ảnh của Audrey vẫn xuất hiện rộng rãi, đặc biệt là những bức ảnh trong Breakfast at Tiffany's với chiếc áo đen, chuỗi vòng cổ trắng, kính mát quá khổ, găng tay đen và hút thuốc lá. Nó tiếp tục xuất hiện trong những quảng cáo, các tranh biếm họa... Ca khúc Moon River Audrey Hepburn hát trong Breakfast at Tiffany's cũng đã được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng hát lại, như Frank Sinatra, Barbra Streisand, Paul Anka, Louis Armstrong, Westlife, Sarah Brightman...

Ngay cả khi không còn đóng phim, những hình ảnh của Audrey Hepburn vẫn tiếp tục xuất hiện trên màn ảnh. Phim Người đàn bà đẹp (Pretty Woman) năm 1990, Julia Roberts ngắm nhìn Audrey Hepburn trong Charade như một biểu tượng của lãng mạn. Trong S1m0ne năm 2001, đạo diễn Andrew Niccol đã giới thiệu rất nhiều hình ảnh của Audrey trong Breakfast at Tiffany's, xem như chuẩn mực của sắc đẹp và vẻ duyên dáng[38]. Trong bộ phim Minority Report (2002) của Steven Spielberg, khán giả vẫn nghe thấy ca khúc Moon River của Audrey trong một siêu thị vào năm 2054. Phim Vanilla Sky năm 2001, Tom Cruise thức dậy khi ti vi đang chiếu một cảnh của Sabrina.

Audrey Hepburn trở thành hình mẫu của nhiều ngôi sao khác trên khắp thế giới. Audrey Tautou, Natalie Portman được so sánh với bà, Katie Holmes được gọi là "Hepburn mới"[39], Keira Knightley được gọi là "Audrey Hepburn trẻ"[40]. Paris Hilton chụp bức ảnh với trang điểm, trang phục và dáng điệu theo hình ảnh của Audrey trong Breakfast at Tiffany's[41]. Diễn viên Trung Quốc Phạm Băng Băng cũng chụp một album ảnh theo phong cách của Audrey, và mong muốn trở thành Audrey Hepburn của châu Á[42]. Người mẫu Việt Nam Thanh Hằng trang điểm và chụp ảnh dựa theo một trong những những bức hình nổi tiếng của Audrey[43].

Sau khi Audrey qua đời, đã có nhiều bộ phim tài liệu về bà[44]. Năm 2000, bộ phim The Audrey Hepburn Story đã kể lại cuộc đời của Audrey được thực hiện. Vai chính Audrey Hepburn trưởng thành do Jennifer Love Hewitt đóng. Emmy Rossum, người về sau nổi tiếng với The Day After Tomorrow (2004) và The Phantom of the Opera (2004), đã thể hiện Audrey vào tuổi 12 tới 16.

Năm 2003, Bưu điện Hoa Kỳ đã phát hành con tem Audrey Hepburn, được thế kế bởi Michael J. Deas, vinh danh một huyền thoại Hollywood và một nhà hoạt động nhân đạo[45]. Tại Đức, năm 2001, một con tem tưởng niệm Audrey Hepburn được dự định phát hành. Sau đó kế hoạch đã bị hủy bỏ vì lý do hình ảnh con tem, Audrey trong Breakfast at Tiffany's với điếu thuốc lá trên môi, bị con trai bà phản đối. Nhưng có vài bản mẫu đã được đóng dấu, gửi đi trong khoảng 2003 tới 2004. Ngay lập tức chúng được các nhà sưu tầm chú ý, trở nên nổi tiếng và đắt giá. Một trong số đó đã được bán đấu giá ngày 7 tháng 10 năm 2005 tại Düsseldorf với giá 135 000 euro[46].

Trong lĩnh vực quảng cáo, sau khi mất, hình ảnh của Audrey Hepburn vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Hãng đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng Longines dùng bức ảnh của Audrey trong Breakfast at Tiffany's để quảng cáo từ nhiều năm nay. Cũng đó, hãng đồng hồ này còn tham gia vào các hoạt động của quỹ Audrey Hepburn Children’s Fund[47]. Tại Nhật Bản, thượng hiệu trà Kirin cũng dùng các hình cảnh của Roman Holiday cho chiến dịch quảng bá sản phẩm. Ở Mỹ, nhãn hiệu thời trang Gap đã phát hành một clip dựng từ những cảnh trong phim Funny Face vào cuối năm 2006. Cùng với chiến dịch này, Gap cũng đã ủng hộ cho quỹ Audrey Hepburn Children's Fund[48]. Hãng thời trang Givenchy vẫn tiếp tục sử dụng hình ảnh của Audrey Hepburn cho các đợt quảng cáo nước hoa L'Interdit, sản phẩm vốn được tạo cho Audrey.

Chiếc váy màu đen thiết kế bởi Hubert de Givenchy, Audrey mặc trong Breakfast at Tiffany's đã được nhà đấu giá Christie's bán vào 5 tháng 12 năm 2006 với giá dự kiến là 70 000 bảng. Cuối cùng chiếc váy đã đạt tới giá 467 200 bảng, tức khoảng gần 1 triệu đô la, kỷ lục cho trang phục điện ảnh. Số tiền thu được từ cuộc bán đấu giá đã dành cho quỹ City of Joy Aid, giúp đỡ trẻ em nghèo Ấn Độ, tổ chức mà Givenchy định tặng chiếc váy[49]. Người thắng trong cuộc đấu giá đó đề nghị giữ kín tên tuổi và trên báo chí đã xuất hiện tin đồn cho rằng đó chính là Victoria Beckham, bởi cô cũng là một người hâm mộ Audrey Hepburn[50]. Nhưng cuối cùng, người mua thực sự được tiết lộ là tỷ phú người Pháp Bernard Arnault[51].

Những bộ trang phục của Audrey mặc trong phim Breakfast at Tiffany's, một vẫn thuộc bộ sưu tập cá nhân của Givenchy, một chiếc trưng bày tại bảo tàng Trang phục ở Madrid[52]. Còn một chiếc váy màu hồng khác cũng đã được bán đấu giá ở New York vào cuối tháng 5 năm 2007, với giá cuối cùng là 192 000 đô la[53].
[sửa] Giải thưởng

Ngôi sao của Audrey Hepburn trên Đại lộ danh vọng HollywoodAudrey Hepburn là một trong chín người trên thế giới từng giành được cả bốn giải thưởng lớn Emmy, Grammy, Oscar và Tony[54].

Năm 1953, Audrey giành được giải Oscar cho vai nữ chính xuất sắc nhất với phim Roman Holiday. Sau đó, cô còn tiếp tục được bốn lần được đề cử giải Oscar cho các phim Sabrina (1954), The Nun's Story (1959), Breakfast at Tiffany's (1961) và Wait Until Dark (1967) nhưng không thành công. Tới năm 1993, sau khi Audrey mất, Viện hàn lâm Hoa Kỳ đã truy tặng bà giải nhân đạo Jean Hersholt, ghi nhận những đóng góp của Audrey trên cương vị Đại sứ thiện chí của UNICEF. Khi đó con trai của Audrey Hepburn là Sean Hepburn Ferrer đã lên nhận giải thưởng này thay cho mẹ.

Với cùng vai công chúa Ann trong Roman Holiday, Audrey còn nhận một giải BAFTA của Viện hàn lâm Anh, một giải Quả cầu vàng và một giải New York Film Critics Circle Award, Hội phê bình điện ảnh New York. Với The Nun's Story năm 1959, Audrey lần thứ hai nhận giải New York Film Critics Circle Award. Cùng năm đó, cô nhận một giải Tony cho vai diễn trong vở kịch Ondine của Jean Giraudoux.

Audrey còn nhận một giải Henrietta năm 1955 cho diễn viên được yêu thích nhất thế giới, giải Cecil B. DeMille vào năm 1990 và Screen Actors Guild Life Achievement Award năm 1992. Với những hoạt động nhân đạo, ngoài giải Jean Hersholt của Viện hàn lâm Hoa Kỳ, tháng 12 năm 1992, bà còn được nhận được Huân chương tự do của Tổng thống (Presidential Medal of Freedom) do George H. W. Bush trao tặng. Năm 1993, sau khi bà mất, CD kể chuyện cho trẻ em Audrey Hepburn's Enchanted Tales cũng được trao giải Grammy.

Ngôi sao của Audrey Hepburn trên Đại lộ Danh vọng Hollywood nằm ở số 1652, Vine Street.


[sửa] Danh sách giải thưởng
Danh sách các đề cử và giải thưởng lớn của Audrey Hepburn

Giải Oscar
1993: Giải nhân đạo Jean Hersholt
1968: Đề cử vai nữ chính, phim Wait Until Dark
1962: Đề cử vai nữ chính, phim Breakfast at Tiffany's
1960: Đề cử vai nữ chính, phim The Nun's Story
1955: Đề cử vai nữ chính, phim Sabrina
1954: Giải vai nữ chính, phim Roman Holiday
Giải BAFTA
1965: Giải nữ diễn viên xuất sắc, phim Charade
1960: Giải nữ diễn viên xuất sắc, phim The Nun's Story
1957: Đề cử giải nữ diễn viên xuất sắc, phim War and Peace
1955: Đề cử giải nữ diễn viên xuất sắc, phim Sabrina
1954: Giải nữ diễn viên xuất sắc, phim Roman Holiday
Giải Emmy
1993: Outstanding Individual Achievement - Informational Programming
cho Gardens of the World with Audrey Hepburn
Giải Tony
1954: Giải nữ diễn viên xuất sắc, vở Ondine
1968: Giải thưởng đặc biệt
Giải Quả cầu vàng
1990: Giải Cecil B. DeMille
1968: Đề cử giải nữ diễn viên phim bi kịch, phim Wait Until Dark
Đề cử giải nữ diễn viên phim hài/ca nhạc, phim Two for the Road
1965: Đề cử giải nữ diễn viên phim hài/ca nhạc, phim My Fair Lady
1964: Đề cử giải nữ diễn viên phim hài/ca nhạc, phim Charade
1962: Đề cử giải nữ diễn viên phim hài/ca nhạc, phim Breakfast at Tiffany's
1960: Đề cử giải nữ diễn viên phim bi kịch, phim The Nun's Story
1958: Đề cử giải nữ diễn viên phim hài/ca nhạc, phim Love in the Afternoon
1957: Đề cử giải nữ diễn viên phim bi kịch, phim War and Peace
1955: Giải Henrietta
1954: Giải nữ diễn viên phim bi kịch, phim Roman Holiday
Giải Grammy
1993: Album đọc xuất sắc nhất
cho Audrey Hepburn's Enchanted Tales
Film Society of Lincoln Center
1991: Giải Gala Tribute
Về Đầu Trang Go down
provencale_dnbb
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
provencale_dnbb


Tổng số bài gửi : 47
Join date : 08/04/2008
Age : 31
Đến từ : Raffle design school

Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu   Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Icon_minitimeThu May 01, 2008 2:11 pm

Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu C688_110
Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu C8d7_110

Búp Bê Audrey Hepburn( Barbie 1998)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu   Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Audrey Hepburn-Búp bê của điện ảnh Âu Châu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Nơi hội tụ các giác quan :: Phim điện ảnh-
Chuyển đến