Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 kiến trúc và các nền văn hoá

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
artemis!
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
artemis!


Tổng số bài gửi : 276
Join date : 27/01/2008
Age : 31

kiến trúc và các nền văn hoá Empty
Bài gửiTiêu đề: Nền văn minh Maya   kiến trúc và các nền văn hoá Icon_minitimeSat Mar 15, 2008 9:06 pm

Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc đông nam Mexico, Bắc Guatemala và Honduras ngày nay.

Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian.

Căn cứ vào các di vật khám phá ngày càng phong phú, người ta xác định được rằng vào khoảng thế kỷ thứ 1 các quốc gia cổ đại của người Maya đã được thành lập. Phần lớn các quốc gia người Maya bị diệt vong do nhiều lý do ở vào khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo Yucatán, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm chiếm vùng này vào thế kỷ 16. Hậu quả của cuộc xâm lăng đã tàn phá rất nhiều các di sản của người Maya.

Nền kinh tế của người Maya chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí hậu. Các sản phẩm trồng trọt của người Maya chủ yếu là ngô, đậu, cà chua, bí đỏ, ca cao... Người Maya cũng lấy chăn nuôi làm sản phẩm chính sau trồng trọt. Họ chăn nuôi các loại động vật như, chó, gà, hươu, nai, chim, ong mật... Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Maya cũng đạt đến một trình độ rất cao. Ngoài ra, người Maya còn biết làm muối với những khu vực rộng lớn và độc đáo.

Khởi đầu
Khảo cổ học chứng minh rằng người Maya có những công trình xây dựng đầu tiên có niên đại vào khoảng năm 1000 TCN. Có một vài bất đồng quan điểm về ranh giới văn hóa và địa lý của Maya cổ với những nền văn minh Trung Mỹ tiền cổ điển lân cận, bởi vì có rất nhiều nền văn hóa có những khu vực trùng lấp và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng về sau có sự phát triển riêng và tạo ra văn hóa đặc sắc riêng của mình.

Những công trình đầu tiên của người Maya là những ngôi mộ đơn lẻ trên các đồi cao, tiền đề cho những kiến trúc kiểu kim tự tháp được xây dựng về sau này. Cuối cùng, văn hóa Olmec lụi tàn sau khi ảnh hưởng đến bán đảo Yucatán, ngày nay thuộc Mexico, và các vùng khác ở Nam Mỹ.

Những bằng chứng về văn minh Maya có các thành phố nổi tiếng Tikal, Palenque, Copán và Kalakmul, cũng như Dos Pilas, Uaxactun, Altun Ha, Bonampak và rất nhiều vị trí khác trong vùng. Họ chứng minh cho thấy một trình độ cao về nông nghiệp, các trung tâm đô thị sầm uất của nhiều quốc gia đô thị độc lập. Rất nhiều các công trình tôn giáo kiểu kim tự tháp nổi tiếng của họ được xây dựng trong các trung tâm quyền lực của người Maya. Rất nhiều các tác phẩm chạm khắc trên phiến đá còn lại ngày nay (người Maya gọi là tetun, hoặc là cây-đá), khắc chữ tượng hình mô tả về sự cai trị theo phả hệ, các chiến thắng của cuộc chiến, và các thành tựu khác.

Người Maya đã có quá trình buôn bán lâu dài ở Trung Mỹ và có lẽ còn xa hơn nữa. Những sản vật được buôn bán trao đổi chính là cacao, muối và đá vỏ chai (obsidian).

Xem thêm: Sử dụng obsidian ở Trung Mỹ


[sửa] Suy tàn của Maya
Vào khoảng thế kỷ thứ 8 và 9, nền văn minh Maya bắt đầu suy tàn, với rất nhiều các thành phố ở các vùng đất thấp bị bỏ hoang. Các cuộc chiến tranh đã nhanh chóng vắt kiệt nguồn lực và con người Maya, cộng với khí hậu thay đổi, dẫn đến hạn hán và kết hợp nhiều lý do mà dẫn đến sự suy vong của văn minh Maya. Các khảo cổ đã chứng minh các yếu tố như xung đột, đói kém và các cuộc nổi dậy từ trung tâm quyền lực và ở các vùng đất thấp. Những chứng cứ mà các nhà khoa học chứng minh được rằng vào thế kỷ thứ 9 ở đây có một biến động gây hạn hán tồi tệ nhất trong 7000 năm mới xảy ra một lần này đã góp phần làm suy kiệt văn minh Maya. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự suy tàn của văn minh Maya.


[sửa] Sự xâm lược của Tây Ban Nha
Xem bài chính: Tây Ban Nha xâm lược Yucatán

Tây Ban Nha xâm lược Yucatán bắt đầu năm 1511 và sau 170 năm thì hoàn thành việc chinh phục. Người Maya không có các lãnh tụ tập trung như người Inca, ở Peru, nhưng họ lại sống tập trung đông đảo trong một quốc gia, mà một số kháng cự mãnh liệt sự thống trị của người ngoại quốc. Tuy vậy, vùng đất này không có nhiều vàng hay bạc để thu hút sự quyết tâm và quan tâm của thực dân Tây Ban Nha như trung tâm Mexico hay Peru. Quốc gia sau này của Maya, Vương quốc Itza, không chịu sự quấy nhiễu của Tây Ban Nha đến tận 1697.


[sửa] Thành tựu văn hóa của người Maya

[sửa] Xã hội và thể chế của người Maya
Chính trị điển hình của người Maya là các vương quốc nhỏ (ajawil, ajawlel, ajawlil) đứng đầu bởi truyền thống cha truyền con nối – ajaw, sau này là k’uhul ajaw. Cả hai điều khoản viết trong Colonial thời kỳ đầu, bao gồm Papeles de Paxbolón xem bất kỳ nơi nào đồng nghĩa với các điều khoản đã có của Aztec với Tây Ban Nha về chủ quyền lãnh thổ và sự thống trị tối cao của họ - tlahtoani (Tloloanni) và tlahtocayotl. Thông thường thì các vương quốc không lớn hơn thủ đô, mà chỉ vài ba thị trấn vừa, nhưng ở đó lại là những vương quốc vĩ đại, có tầm cai trị lãnh thổ rộng lớn và bảo trợ các thể chế nhỏ hơn trong tầm quốc gia. Mỗi một vương quốc có tên của nó không nhất thiết tương quan đến bất kỳ vùng lãnh thổ của họ. Sự đồng nhất là các đơn vị chính thể liên hệ với cùng một triều đại thống trị.


[sửa] Tôn giáo của người Maya
Xem bài chính: Tôn giáo Maya


Một kim tự tháp của người Maya
Tương tự như người Aztec và Inca, là những phát triển muộn hơn, người Maya tin tưởng vào một chu kỳ tự nhiên của thời gian. Những nghi thức và nghi lễ là những sự kết hợp tỷ mỉ của chu kỳ vũ trụ/Trái Đất, thành một đối tượng nghiên cứu quan sát và ghi chép như một cuốn lịch riêng biệt. Các thầy pháp Maya có nhiệm vụ phân tích các chu kỳ này và đưa ra những tiên đoán cho tương lai hoặc cơ sở của quá khứ trên những con số tương quan của tất cả các loại lịch của họ.

Rất nhiều tín ngưỡng truyền thống của người Maya cho đến nay làm lúng túng các nhà khoa học, nhưng lại được hiểu biết của người Maya, giống như rất nhiều xã hội cân đại, họ tin rằng vũ trụ có ba (3) mặt phẳng chính, địa ngục, thiên đường và trần gian. Địa ngục của người Maya là ở trong khoảng đi xuyên qua các hang động và bên dưới mặt đất, nó được cai quản bởi một vị thần Maya cao niên của sự chết và thối rữa. Mặt Trời và Itzamna, cả hai đều là vị thần cao niên ăn sâu vào tiềm thức Maya, là các vị thần của thiên đường. Bầu trời đêm có ý chỉ một cửa sổ cho thấy tất cả các siêu nhiên đi đến. Người Maya định hình các chòm sao của thần linh và nơi ở, mà tục ngữ truyền khẩu về sự biến động theo mùa, tin tưởng rằng sự giao cắt của tất cả thế giới là bầu trời đêm.

Thần của người Maya không riêng biệt, như trong các quan niệm của người Hy Lạp. Thần của người Maya cùng một diện mạo do họ hợp nhất vào với nhau trên mọi nẻo đường mà không có giới hạn. Đó chắc chắn là một thế lực siêu phàm trong quan niệm tín ngưỡng của người Maya. Đặc tính "tốt" và "xấu" không phải là điều cố định trong các thần của Maya, không chỉ có một mặt "tốt" tuyệt đối. Cái nào không thích hợp trong suốt một mùa có thể làm nên một sự bắt đầu chu kỳ mới trong quan niệm của tín ngưỡng Maya và không cố định.


[
Về Đầu Trang Go down
artemis!
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
artemis!


Tổng số bài gửi : 276
Join date : 27/01/2008
Age : 31

kiến trúc và các nền văn hoá Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: kiến trúc và các nền văn hoá   kiến trúc và các nền văn hoá Icon_minitimeSat Mar 15, 2008 9:07 pm

sửa] Chữ viết của người Maya

Nét chạm khắc Maya (chữ viết) ở trên tường ở Palenque, Mexico
Chữ viết xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ vào khoảng 3.000 năm TCN. Tuy nhiên những ký tự hoàn chỉnh đầu tiên, một chuỗi các dấu hiệu rõ ràng kể lại một câu chuyện, vẫn chưa có mặt ở châu Mỹ cho đến tận năm 400-300 TCN
Mới đây các nhà khảo cổ học khám phá ra một hệ thống chữ viết kiểu chữ tượng hình của người Zapotecs ở thung lũng Oaxaca, phía nam miền Trung Mexico. Hầu hết chữ viết sớm của người Maya chỉ xuất hiện trong khoảng 150-250


Hệ thống chữ viết Maya là một chuỗi của các ký hiệu âm và dấu tốc ký. Nó được xác định như những ký hiệu tốc ký hay hệ thống chữ viết dưới dạng biểu trưng, mà các ký hiệu biểu thị một từ có chủ đích. Chúng là một hệ thống chữ viết duy nhất của tiền thời kỳ Tân Thế Giới của Colombo dùng để trình bày một thứ ngôn ngữ của dân địa phương. Trong tổng thể, hệ thống chữ viết của người Maya có hơn 1000 kí hiệu khác nhau, mặc dù có một vài các ký hiệu có thay đổi cách viết và ý nghĩa từ, nhưng rất nhiều bản viết thể hiện rất ít khác nhau ở các địa điểm khác nhau.
[sửa] Kiến trúc xây dựng
Xem bài chính:Kiến trúc May
Bức tường sân bóng khổng lồ ở Chichen Itza
Độc đáo và hiếm có đó là nhận xét về kiến trúc của người Maya, giống như kiến trúc Hy Lạp cổ đại và kiến trúc La Mã, kiến trúc của người Maya có hàng ngìn năm tuổi, rất đa dạng và tuyệt đẹp cho những xây dựng kiểu kim tự tháp có bậc ở khắp lãnh thổ Nam Mỹ
Với người Maya, hang động cũng là một phần quan trọng của họ. Trong số những hang động, phải kể đến hang Jolja, bên trong hang Naj Tunich, hang Candelaria và hang của Phù thủy (Cavef the Witch). Ở đây chính là các hang thần thoại nguyên thủy của những người Maya. Một vài hang động hiện nay vẫn được sử dụng cho người Maya hiện đại ở đảo Chiapas
Nó gợi cho chúng ta thấy, bên trong sự kết hợp của lịch đếm chiều dài Maya, mỗi 52 năm, hoặc chu kỳ, các đền đài và kim tự tháp được sửa chữa và xây dựng lại. Nó nói rằng ngay bây giờ phải xây dựng là thức dục một sự cai trị mới hoặc cho vấn đề chế độ, giống như sự tương phản tuần tự như trong chu kỳ của lịch. Tuy nhiên, quy trình xây dựng lại trên đỉnh của công trình cũ là một việc làm bình thường. Rất nhiều phải kể, North Acropolis ở Tikal được xem như là tổng thể của 1.500 năm của sự biến đổi kiến trúc
Thông qua sự nghiên cứu của số lượng lớn yếu tố đặc sắc và kiểu dáng độc đáo, những di sản còn lại của kiến trúc Maya có một tầm quan trọng để mở ra tầm hiểu biết về quá trình phát triển của Văn minh Maya.
[sửa] Nghệ thuật Maya
Một bức bích họa trên tường ở Bonampak
Trang sức bằng ngọc đổi màu, cao 195 mm
Nhiều người xem nghệ thuật Maya ở Kỷ nguyên Kinh Điển của họ (khoảng từ năm 200 đến 900) là rất tinh xảo và đẹp nhất của Tân Thế Giới cổ. Những tác phẩm chạm khắc và nghệ thuật đắp nổi bằng vữa tường ở Palenque và những tượng của Copán đáng ngưỡng mộ, phô bày dáng vẻ tinh tế, yêu kiều, chính xác của con người ở Nam Mỹ làm các nhà khảo cổ nhớ đến các nền văn minh kinh điển của Cựu Thế Giới, mà ban tặng cho cái tên quý giá trên
Ngoài những tác phẩm hội họa kinh điển Maya, còn rất nhiều những đồ gốm tùy táng hay hiến tế với độ chắc chắn và tinh xảo. Tại công trình của Maya ở Bonampak còn lưu giữ những bức tranh tường cổ đại với vẻ đẹp trường tồn. Cùng với việc giải mã các chữ viết của người Maya, các nhà khoa học cũng biết được rất nhiều nghệ sỹ tài ba Maya được nhắc đến cùng với tên tuổi và công việc của họ trong quá khứ xa xôi.
[sửa] Công nghệ của người Maya
Nền văn minh Maya có nhiều thành tự trong lĩnh vực ký thật công nghệ. Những thời kỳ đầu, thuộc thời đại đò đá, người Maya đã sử dụng và chế tác thành thạo các dụng cụ cắt gọt từ đá núi lửa (obsidian), về sau người Maya đã biết đến kim loại khá sớm. Một vấn đề đã được giải thích khá sáng tỏ về các con đường lớn tại sao không được xây dựng ở đây, đó là do ở châu Mỹ không có các loại gia súc như bò, ngựa hay la để phục vụ cho việc kéo xe
Một kỹ thật nổi trội của người Maya là biết sử dụng và chế biến cao su đã lưu hóa vào các dụng cụ và thể thao hàng ngày. Người Maya gây kinh ngạc cho những người Tây Ban Nha thời kỳ đầu ở các trò chơi bằng bóng cao su và sức khỏe của dân da đỏ rất tốt. Những sân chơi bóng của người Maya khổng lồ và có số lượng người tham gia và đến xem cổ vũ rất lớn, một sinh hoạt có tính cộng đồng rất cao. Người Maya biết sử dụng cao su bọc lót cho các dụng cụ có tay cầm như, dao, vũ khí... và biết làm ra những đôi giày từ cao su không thấm nước
Người Maya biết nắm chắc kỹ thuật làm muối và sử dụng chúng như những hàng hóa để trao đổi với các cư dân khác trong vùng. Những di chỉ làm muối khổng lồ đã được khám phá
Việc xây các kim tự tháp của người Maya được tính toán rất chính xác theo các quan niệm vũ trụ và các loại lịch của họ, họ gi chép và tính toán khá chính xác các chu kỳ thiên nhiên tại đây và có các biện pháp để đối phó. Họ sử dụng các thiết kế về thời gian và tạo ra những chiếc "đồng hồ" các dạng để xác định thời gian
Nhiều bí mật về công nghệ còn được khám phá, nhưng những di sản của người Maya gây không ít kinh ngạc cho các nhà khảo cổ học của Cựu Thế Giới.
[sửa] Toán học của người Maya
Chữ số của người Maya, có số 0
Cùng phát triển với các nền văn minh Trung Mỹ khác, người Maya sử dụng hệ đếm nhị thập phân (vigesimal) và hệ ngũ phân (xem chữ số Maya). Ngoài ra, người Maya đã phát triển khái niệm "số 0" vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm. Văn bản cổ cho thấy, những người Maya, có nhu cầu công việc cộng vào hàng trăm triệu và số ngày lớn đòi hỏi phải có phương cách chính xác để thực hiện chúng. Kết quả tính toán về thiên văn học theo một không gian và thời gian dài là cực kỳ chính xác; bản đồ về sự vận động của Mặt Trăng và các hành tinh là ngang bằng hoặc vượt xa các văn minh khác quan sát vũ trụ bằng mắt thường
Người Maya xác định chính xác độ dài của một năm, thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời, chính xác hơn rất nhiều lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó (lịch Gregory). Tuy thế, người Maya lại không sử dụng độ dài tính toán thời gian một năm vào lịch của họ. Người Maya sử dụng lịch (gọi là lịch Maya) trên cơ sở chính là 365 ngày, như vậy kết quả là lịch sẽ bị sai lệch lùi về một ngày trong vòng 4 năm. Khi so sánh với lịch Julius, dùng ở châu Âu từ thời Đế quốc La Mã cho đến tận thế kỷ 16, thì độ sai số cho một ngày là mỗi 128 năm; với lịch Gregory hiện đại, thì sai số sấp xỉ một ngày mỗi 3.257 nămm
Về Đầu Trang Go down
artemis!
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
artemis!


Tổng số bài gửi : 276
Join date : 27/01/2008
Age : 31

kiến trúc và các nền văn hoá Empty
Bài gửiTiêu đề: Stonehenge - công trình chưa có lời giải   kiến trúc và các nền văn hoá Icon_minitimeSat Mar 15, 2008 9:40 pm

Trong số hàng trăm công trình bằng đá mà người Anh kế thừa từ thời cổ xưa, Stonehenge chiếm một vị trí đặc biệt. Với những khối đá có kích thước khổng lồ (một số khối nặng tới 45 tấn) và hình dạng bí hiểm (từ xa trông như những chiếc nanh lớn), Stonehenge cho đến nay vẫn là đề tài bất tận cho các cuộc nghiên cứu.

Khi khách du lịch đến tham quan đây, thoạt tiên họ thường không cảm thấy có gì bí hiểm. Đó chỉ là những khối đá lớn. Đối với nhiều người, bản thân công trình không gây được ấn tượng đặc biệt, mà họ đặc biệt lưu ý đến một điều khác. Từ khoảng cách vài trăm bước chân đến Stonehenge, người ta nhận thấy rõ ràng có những hình thù đặc biệt, trông như in hằn trên cánh đồng. Khi lại gần thì thấy hình trên cỏ được tạo ra với độ chính xác lý tưởng. Các hình vẽ trong vùng Stonehenge thuộc loại đặc biệt: đất ở đây không hề bị động tới, nhưng cấu trúc của cọng cỏ bên trong các vòng đã thay đổi, như thể cỏ tự “nằm” theo một trật tự cần thiết. Những hình vẽ xuất hiện ở khu vực này đã làm cho các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới rối trí. Ý nghĩa nào ẩn chứa trong các hình vẽ đó, ai đã để lại cho chúng ta, để làm gì và tại sao các hình vẽ lại xuất hiện đúng ở gần Stonehenge - nơi bản thân nó đã có tiếng xấu?

Stonehenge là một trong những nơi bí ẩn nhất trên hành tinh. Cho tới nay vẫn chưa có thể nói được ai đã tạo ra những tảng đá lớn đó, và để làm gì.

Ban đầu công trình là một vòng gồm 30 khối đá đứng thẳng (mỗi khối nặng 25 tấn), nối với nhau bằng những thanh ngang, bên trong vòng tròn còn có 5 cặp khối đá có thanh ngang ở trên. Đến ngày nay một số khối đá lớn đã không còn, nhưng công trình không vì thế mà mất đi vẻ hùng vĩ.

Theo ý kiến các nhà khoa học, Stonehenge bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ 19 trước Công nguyên và được hoàn tất vào vài trăm năm sau đó. Ở các mỏ đá, người ta đã đục ra những khối đá lớn, sau đó lăn chúng hoặc chở theo đường sông để đưa đến nơi xây dựng. Tại đó các tảng đá được chôn xuống đất 1 mét. Đá ở đây có 2 loại: những khối cứng chắc để tạo ra vòng ngoài của công trình và những khối đá mềm hơn lấy từ các vỉa than và quặng (do đó chúng được gọi là đá xanh), tạo ra vòng trong của Stonehenge. Các nhà khoa học cho biết những tảng đá xanh được lấy từ núi Prezeli, nằm cách Stonehenge khoảng 200 km, đủ để thấy người cổ xưa, khi chỉ có dây thừng và gậy, đã phải tốn bao nhiêu nỗ lực và sinh mạng để di chuyển chúng.

Có rất nhiều giả thuyết về những người đã xây dựng nên công trình bí ẩn này. Giả thuyết đầu tiên cho rằng, những khối đá khổng lồ do các thầy tế (druides) trong các bộ lạc cổ xưa dựng lên để thực hiện các nghi lễ trong dịp đông chí và hạ chí. Nhưng những người này lại xuất hiện ở vùng Albion không lâu trước thời đại Thiên chúa giáo - khi mà bóng của Stonehenge đã che cho khách bộ hành khỏi nóng nực.

Tác giả một thuyết khác, Leon Stover, người Mỹ, tin rằng druides không liên quan gì đến công trình này, vì Stonehenge do những người Miken xây dựng lên để bảo vệ trước người Atlant. Tuy nhiên, hướng giả thuyết này vỡ tan ngay: chỉ cần nhìn vào Stonehenge là có thể hiểu được với công trình này không thể bảo vệ ai cả. Những khối đá cách nhau quá xa, do vậy người không thể ẩn nấp sau chúng để trốn tránh kẻ thù.

Truyền thuyết về vua Arhur đưa ra giả thuyết khác: trong một trận đánh ác liệt, khoảng 300 chiến binh quả cảm nhất đã tử trận và nhà vua muốn xây lên một đài tưởng niệm lớn nhất trên nấm mồ của họ. Phù thuỷ Merlin, bằng phép màu kỳ diệu đã di chuyển các tảng đá từ Ireland (còn trước đó chúng được đưa tới châu Phi) đến miền nam nước Anh.

Có vẻ là lạ, nhưng giả thuyết cho rằng người ngoài hành tinh tham gia xây dựng lên Stonehenge lại gây được sự chú ý hơn cả, bởi người ta có nhiều cơ sở để tin vào điều đó. Thứ nhất, trong thời kỳ từ 3.000 đến 1.500 năm trước công nguyên, ở châu Âu, đặc biệt là trên các đảo của nước Anh xuất hiện nhiều công trình bí ẩn, không giống gì hết. Không phải là nhà hay nhà thờ, mà là những tảng đá tạo thành các hình vẽ rất chuẩn (thường là hình tròn). Không có bằng chứng bằng chữ viết nào chứng tỏ chính người cổ xưa xây dựng lên chúng, còn đối với người hiện đại, hình dạng các công trình này làm chúng ta liên tưởng đến những vật thể bay không xác định (đĩa bay).

Sau vài chục năm đưa ra các giả thuyết, thậm chí còn có cả ý kiến cho rằng đó là do những người khổng lồ một mắt lấy đá ném cho vui, trong một thời gian dài khoa học hầu như đã quên về Stonehenge. Nhưng khoảng 25 năm trước, một nhà nghiên cứu người Anh đưa ra giả thuyết hoàn toàn mới, theo đó Stonehenge không phải là đền thờ mặt trời, mà là một đài thiên văn cổ, nhờ nó vào 4000 năm trước người ta đã có thể tự tin xác định thời điểm có nhật thực và nguyệt thực.

Theo ông Gerald Hoskins, tác giả của giả thuyết, những vòm đá khổng lồ đánh dấu các điểm mặt trời và mặt trăng lên đường chân trời. Nếu như nhà thiên văn học cổ đứng ở tâm đường tròn, thì mặt trời lần lượt xuất hiện ở chính những khối đá. Điểm mặt trời mọc vẫn thay đổi hàng ngày (do sự thay đổi độ nghiêng của trục trái đất), nhưng đường đi của mặt trời trên bầu trời trong mỗi năm vẫn như vậy. Những người cổ xưa theo dõi chuyển động của nó từ năm này qua năm khác và sau đó ghi lại kiến thức của mình trên Stonehang. Vòm đá mà trong đó mặt trời xuất hiện vào ngày hạ chí rộng hơn so với những chỗ khác, bằng cách đó những người xây dựng tách riêng những ngày mặt trời có hoạt động năng lượng cao. Tuy những điểm yếu trong lý thuyết này cũng không ít hơn so với các giả thuyết khác, song chính giả thuyết này đã đưa lịch sử của Stonehang sang một kỷ nguyên mới: nhân loại cuối cùng hiểu được rằng đó không phải chỉ đơn giản là những khối đá.

Trong năm 2000, vào đêm ngày 20, rạng sáng 21/6 (ngày hạ chí), lần đầu tiên sau 16 năm Stonehenge đã được mở trở lại cho khách vào tham quan. Họ là những người muốn chứng kiến mặt trời lên ở đó. Vài ngàn người sùng bái druides đã vào chính giữa công trình, mà theo tín ngưỡng của họ là nơi tập trung sức mạnh đặc biệt.
Về Đầu Trang Go down
ami^_^
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
ami^_^


Tổng số bài gửi : 194
Join date : 27/01/2008
Age : 30
Đến từ : Huge\'s family

kiến trúc và các nền văn hoá Empty
Bài gửiTiêu đề: kiến trúc và các nền văn hoá   kiến trúc và các nền văn hoá Icon_minitimeSat Mar 15, 2008 10:00 pm

angkor wat - angkor thom
Angkor Wat (hay Ăng-kor Vat), còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: thành phố, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về hướng bắc, được xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Angkor Wat (hay Ăng-kor Vat), còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: thành phố, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

kiến trúc
Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65 m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.

Cách bố cục này gây cảm giác ức chế cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế, tu bổ khu di tích và ngày nay, quần thể này là địa điểm thu hút hàng trăm du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610 m².

Trung tâm của thánh điện là một toà tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh toà tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.

Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa của Campuchia.

[sửa] Nhận xét về ngôi đền

Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ sâu sắc về thể tích, không gian và sự tổ hợp kỷ hà. Thời bấy giờ, kỹ thuật phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ; những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỷ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.

[sửa] Chiến tranh tàn phá

Năm 1973, các nhà khảo cổ học người Pháp từng tiến hành quản lý ở đây, nhưng do chiến tranh leo thang nên bắt buộc học phải dời đi. Ngôi chùa vĩ đại này cũng như quần thể kiến trúc xung quanh trở thành nơi ẩn náu của Khmer Đỏ (gần 160km² ở đó, tồn tại khoảng 200 chùa miếu, Angkor Wat nằm giữa trung tâm của những kiến trúc đó). Hiện nay, khắp ngôi chùa này, vẫn còn lỗ chỗ những vết đạn.

Sau 20 năm bị bỏ hoang phế, công tác bảo vệ lại được bắt đầu. Nhưng mọi người vẫn lo ngại, với cách sửa chữa thô sơ, thiếu phương tiện, có thể làm cho di tích càng bị tổn hại nhiều hơn. Tình trạng chiến tranh và tình hình chính trị không ổn định đã để lại nhiều vết tích. Đối với những người mong muốn di tích Angko Wat được đối xử công bình như tất cả di tích tôn giáo và lịch sử khác, vẫn còn lo ngại rằng sự thiếu thốn tiền bạc sẽ là một vấn đề khó khăn cho những người có trách nhiệm.


Được sửa bởi ami^_^ ngày Sun Mar 16, 2008 5:44 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
ami^_^
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
ami^_^


Tổng số bài gửi : 194
Join date : 27/01/2008
Age : 30
Đến từ : Huge\'s family

kiến trúc và các nền văn hoá Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: kiến trúc và các nền văn hoá   kiến trúc và các nền văn hoá Icon_minitimeSat Mar 15, 2008 10:01 pm

Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thể kỷ 12. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thời được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng. Tại trung tâm thành là ngôi đền quốc gia của Jayavarman, đền Bayon, với các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ngay phía Bắc đền.
Lịch sử

Angkor Thom đã được xây dựng để làm thủ đô vương quốc của Jayavarman VII, và là trung tâm của chương trình xây dựng khổng lồ của ông. Một tấm bia được tìm thấy trong thành phố đã viết về Jayavarman VII như là chú rể và thành Angkor Thom như là cô dâu của ông.

Tuy nhiên, Angkor Thom không phải thủ đô đầu tiên của Khmer tại địa điểm này. Trước đó 3 thế kỷ, Yashodharapura ở gần đó về phía Tây Bắc đã là thủ đô. Angkor Thom trùm lên một phần của thành phố đó. Các đền thờ nổi tiếng nhất của thời kỳ cổ hơn nằm trong thành phố là Baphuon - ngôi đền quốc gia cũ, và Phimeanakas - ngôi đền đã được nhập vào Cung điện Hoàng gia. Người Khmer đã không phân biệt rõ ràng giữa Angkor Thom và Yashodharapura, thậm chí đến thế kỷ 14, một tấm bia vẫn còn sử dụng tên cũ (Higham 138). Cái tên Angkor Thom — thành phố vĩ đại — đã được sử dụng từ thế kỷ 16.

Ngôi đền cuối cùng được biết là đã được xây dựng tại Angkor Thom là Mangalartha, được khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng lại được sửa chữa, nhưng các công trình mới được xây dựng bằng các vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609, khi một du khách phương Tây viết về một thành phố bỏ hoang: "kỳ diệu như Atlantis của Plato" mà có người cho là đã được xây dựng bởi Hoàng đế La Mã Trajan (Higham 140).

[sửa] Phong cách

Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng naga tại mỗi tháp.

[sửa] Vị trí

Thành phố nằm trên bờ hồ Tonle Sap, cách hồ khoảng 1/4 dặm. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2 km về phía Bắc, cách cổng vào đến Angkor Wat 1,7 km về phía Bắc. Các bức tường thành (cao 8 m, dài 3 km, bên ngoài là hào nước) bao quanh một khu vực rộng 9 km². Tường thành được xây bằng đá ong với bờ công sự trên đỉnh. Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, có một cổng thành. Các con đường dẫn từ các cổng thành thẳng đến đền Bayon tại trung tâm thành phố. Do bản thân Bayon không có tường hay hào của riêng mình, các nhà khảo cổ học giải thích rằng các tường và hào của thành phố đại diện cho núi và biển bao quanh Núi Meru của Bayon (Glaize 81). Một cổng khác — Cổng Chiến thắng — nằm cách cổng phía Đông 500 m; con đường Chiến thắng chạy song song với con đường phía đông để dẫn tới Quảng trường Chiến thắng và Cung điện Hoàng gia ở phía Bắc Bayon.
Các khuôn mặt trên các ngọn tháp cao 23 m tại các cổng thành (sau này được bổ sung vào công trình chính) giống với các khuôn mặt tại đền Bayon và đặt ra cùng một vấn đề về cách giải thích ý nghĩa. Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát (Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này. Trước mặt mỗi cổng thành có một bờ đường đắp ngang qua hào nước, dọc theo mỗi bên đường có một hàng các deva, mỗi hàng nâng một naga trong tư thế kéo co. Có vẻ đây là một hình tượng về truyền thuyết Samudra manthan (khuấy Biển Sữa) - một truyền thuyết phổ biến tại Angkor. Đền-núi Bayon, hay có lẽ chính cổng thành (Glaize 82), có thể là cái trục của sự kiện khuấy biển. Các naga có thể cũng đại diện cho sự chuyển dịch từ thế giới loài người tới thế giới của thần thánh (đền Bayon), hoặc là các thần hộ vệ (Freeman and Jacques 76). Các cổng vào có kích thước 3,5 × 7 m và có thể đã được đóng bằng các cánh cửa gỗ (Glaize 82). Cổng phía Nam cho đến nay là nơi được thăm viếng thường xuyên nhất, do đây là lối vào chính của khách du lịch.

Tại mỗi góc thành phố là một Prasat Chrung — điện thờ đặt tại góc — được xây dựng bằng sa thạch và để thờ Quán Thế Âm. Các điện thờ này có hình chữ thập với một tháp trung tâm và hướng về phía đông.

Bên trong thành có một hệ thống kênh đào dẫn nước chảy từ phía Đông Bắc tới phía Tây Nam. Khu đất được bao bọc bởi tường thành có thể đã là nơi xây dựng các tòa nhà thế tục của thành phố, nhưng các tòa nhà này đã không còn tồn tại. Khu vực này ngày nay được bao phủ bởi rừng cây.

Trừ đền Bayon, tất cả các di tích chính đều nằm tại phía Tây hoặc phía Đông của Quảng trường Chiến thắng. Tính từ Nam tới Bắc, các di tích này là Baphuon, Sân Voi, Phimeanakas và Cung điện Hoàng gia, Sân Vua Cùi, Tep Pranam và Preah Palilay; ở phía Đông, Prasats Suor Prat, đền Khleang phía Nam, đền Khleang phía Bắc và Preah Pithu.
Về Đầu Trang Go down
ami^_^
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
ami^_^


Tổng số bài gửi : 194
Join date : 27/01/2008
Age : 30
Đến từ : Huge\'s family

kiến trúc và các nền văn hoá Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: kiến trúc và các nền văn hoá   kiến trúc và các nền văn hoá Icon_minitimeSat Mar 15, 2008 10:07 pm

2 nơi này nhìn rất hùng vĩ chỉ tiếc là nhiều phần bị khơ me đỏ phá nên ko còn nguyên vẹn, nếu có điều kiện các bạn nên đi thử cho biết
source http://vi.wikipedia.org/wiki/Angkor_Thom
http://vi.wikipedia.org/wiki/Angkor_Wat
một số ảnh
[img]kiến trúc và các nền văn hoá 240px-10[/img]
kiến trúc và các nền văn hoá 240px-13
url=https://servimg.com/view/12126932/2]kiến trúc và các nền văn hoá 240px-11[/url]
kiến trúc và các nền văn hoá 250px-10
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





kiến trúc và các nền văn hoá Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: kiến trúc và các nền văn hoá   kiến trúc và các nền văn hoá Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
kiến trúc và các nền văn hoá
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Văn học
» Đề thi chuyên văn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thư quán :: Kiến thức mem-
Chuyển đến