Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 những thứ có thể sống trong dạ dày

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
artemis!
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
artemis!


Tổng số bài gửi : 276
Join date : 27/01/2008
Age : 31

những thứ có thể sống trong dạ dày Empty
Bài gửiTiêu đề: Cà phê espresso & 6 cleopatra's games   những thứ có thể sống trong dạ dày Icon_minitimeSat Mar 01, 2008 5:40 pm

Cà phê espresso được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao (khoảng 9 đến 10 bar) qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Pha chế bằng phương pháp này cà phê sẽ rất đậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu (crema) đóng phần quan trọng trong việc tạo hương thơm cho cà phê. Cà phê espresso thường được uống bằng tách dầy có hâm nóng trước, dung tích vào khoảng 40 ml và có hoặc không pha đường tùy theo khẩu vị. Cà phê espresso thường được phục vụ kèm theo một ly nước.

Cà phê espresso là loại cà phê thường được uống ở Ý và Tây Ban Nha, là những nơi mà người ta gọi nó đơn giản là cà phê. Cà phê espresso có nguồn gốc ở Ý, nơi xuất hiện cách pha cà phê này vào khoảng năm 1930. Espresso bắt nguồn từ tiếng Ý espressivo, từ diễn tả một thức ăn uống được pha chế đặc biệt dành cho thực khách, bắt nguồn từ lúc đầu tiên khi chỉ có cà phê espresso trong các quán bar.


[sửa] Nguyên liệu
Nguyên liệu pha cà phê espresso vẫn là các hạt cà phê dùng cho các loại cà phê khác nhưng hạt cà phê thường được rang sẫm màu hơn. Điều này rất cần thiết vì qua cách pha dưới áp suất, axít tự nhiên của hạt cà phê bị hòa tan nhanh hơn các phương pháp pha chế thông thường rất nhiều. Cà phê espresso pha từ hạt cà phê thường vì thế sẽ có vị chua khó chịu. Vì hàm lượng axít giảm đi khi rang hạt cà phê nên người ta chống lại hiện tượng này bằng cách rang lâu hơn. Một yếu điểm khi rang lâu là sẽ làm giảm đi hương thơm của cà phê. Nghệ thuật rang cà phê vì thế chính là ở chỗ tìm được sự cân bằng giữa hàm lượng axít và hương thơm cho mỗi loại hạt cà phê hay từng loại pha trộn các hạt cà phê. Khi rang cà phê sẫm màu như vậy hạt cà phê mất đi hàm lượng caffeine nhưng do có vị đậm đà nên cà phê espresso thường lại được cho là một loại cà phê đậm.

Thường loại cà phê Arabica (Coffea arabica) có chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso có crema nhiều và đặc hơn người ta pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta (Coffea canephora), loại này không có được hương thơm và vị đậm đà như Arabica. Những người trong giới sành điệu vẫn cãi nhau sôi nổi là 100% Arabica hay phương thức pha trộn 60% Arabica và 40% Robusta sẽ mang lại một ly cà phê espresso hoàn hảo.


[sửa] Cách pha

[sửa] Kỹ thuật

Ấm pha cà phê do Bialetti thiết kế
Có thể dùng ấm pha cà phê espresso để pha loại cà phê này. Thuộc vào trong số các ấm pha cà phê espresso cổ điển là kiểu "Moka Express" do Alfonso Bialetti thiết kế năm 1933, loại vẫn còn được dùng trong nhiều gia đình trên toàn thế giới ở hình dáng nguyên thủy của nó. Vì ở loại ấm này còn xa mới đạt đến áp suất 8 bar (nhiều nhất chỉ có thể là 1,5 bar) nên chính xác mà nói thì đây không phải là cà phê espresso.

Để pha cà phê espresso ngon và có nhiều crema phải cần dùng đến một máy pha cà phê espresso. Trong máy này nước nóng 88 °C đến 94 °C được ép với áp suất ban đầu vào khoảng 9 bar qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Thời gian chảy qua phải là 25 giây. Nếu lượng nước phù hợp chảy qua nhanh hơn các hương vị không được hòa tan hết, nước chảy qua lớp bột cà phê quá chậm sẽ có quá nhiều chất đắng hòa tan theo.


[sửa] Định lượng

Máy pha cà phê espresso
Viện quốc gia về cà phê espresso của Ý đưa ra các tiêu chuẩn sau đây:

Lượng cà phê cần dùng: 7 g ± 0,5 g
Nhiệt độ nước lúc chảy ra khỏi máy: 88°C ± 2°C
Nhiệt độ cà phê trong tách: 67°C ± 3°C
Thời gian chảy qua: 25 giây ± 2,5 giây
Độ nhớt ở 45°C: 1,5 mPa s
Lượng mỡ tổng cộng: > 2 mg/ml
Hàm lượng caffeine: 40mg/tách
Dung tích trong tách (bao gồm crema): 25 ml ± 2,5 ml.

[sửa] Các cách uống

[sửa] Ở nước Ý
Espresso macchiato (cũng gọi là caffè macchiato): Ở Ý người ta hay rót một ít sữa vào cà phê espresso. Ngoài ra loại cà phê espresso "có đốm" này (machiato: có đốm, lốm đốm) thường được thêm một ít sữa được sủi bọt.
Cappuccino: Cà phê cappuccino bao gồm ba phần đều nhau: bọt sữa, cà phê espresso và sữa nóng.
Espresso corretto (cũng gọi là caffè corretto): Cà phê espresso thường được "sửa chữa lại cho đúng" (corretto: sửa chữa lại cho đúng) bằng cách cho thêm một ít rượu mạnh, thường là loại Grappa của Ý.
Caffè latte: Loại cà phê sữa này (latte: sữa) thường được uống vào lúc ăn sáng, được phục vụ trong một ly lớn hay trong một cái bát gồm cà phê espresso (lượng gấp đôi) và sữa nóng. Rất ít khi dùng sữa sủi bọt kèm theo.
Espresso lungo: Cà phê espresso được "kéo dài" ra (lungo: dài, kéo dài) với lượng nước gấp đôi cho cùng một lượng bột cà phê.
Espresso ristretto: Ngược lại là cà phê espresso đậm đặc, pha chế với lượng nước ít hơn (15 ml).
Latte macchiato: Loại cà phê sữa uống bằng ly.
Caffè americano: Cà phê espresso được pha loãng với cùng một lượng nước hay gấp đôi. (Chú ý: Không phải là cho gấp đôi lượng nước chảy qua bột cà phê).
Caffè freddo: Cà phê espresso "kéo dài" được pha rất ngọt và ướp lạnh, thường chỉ có vào các tháng mùa hè trong các quán bar ở Ý.
Espresso doppio: Cà phê espresso gấp đôi tức là 50 ml (doppio: gấp đôi).
Sospenso: (tiếng Ý: tạm hoãn lại) Cà phê có mục đích từ thiện. C'e un Sospenso? Câu hỏi này được nghe thấy hằng ngày trong các quán cà phê tại thành phố Napoli, xuất phát từ truyền thống giúp đỡ nhau lâu đời tại thành phố này. Nguyên tắc: Khi cảm thấy đây là một ngày tốt đẹp với mình hay vừa có một giao dịch thuận lợi hoặc đơn giản là chỉ muốn góp phần vào cho xã hội người ta gọi một sospenso, tức là uống một tách cà phê espresso và trả tiền cho 2 tách. Khi có người khác đi ngang qua mà không có khả năng trả tiền cho một ly cà phê espresso, họ sẽ hỏi đến cà phê "tạm hoãn lại".

[sửa] Ở Tây Ban Nha
Café solo: Tên gọi cà phê espresso thông thường.
Café cortado: Trong cách uống ở Tây Ban Nha này cà phê espresso cũng có một ít sữa nhưng nhiều hơn espresso macchiato, thường được phục vụ trong ly khoảng 60 ml và có sữa sủi bọt. Thế nhưng cũng có rất nhiều biến đổi ở các địa phương khác nhau thí dụ như uống trong tách hay pha thêm sữa đặc.
Café con leche: Nhiều sữa hơn café cortado (con leche: với sữa).
Carajillo: Thời trước người công nhân Tây Ban Nha có truyền thống uống cà phê espresso với rượu mùi (liqueur) vào buổi sáng trước khi đi làm.


Được sửa bởi artemis! ngày Sat Mar 01, 2008 5:45 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
artemis!
::Tiên linh thần đảo::
::Tiên linh thần đảo::
artemis!


Tổng số bài gửi : 276
Join date : 27/01/2008
Age : 31

những thứ có thể sống trong dạ dày Empty
Bài gửiTiêu đề: 6 cleopatra's games   những thứ có thể sống trong dạ dày Icon_minitimeSat Mar 01, 2008 5:43 pm

Cleopatra - Nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập cổ đại: Nữ chính khách đầu tiên của lịch sử. Ngoài ra người ta còn biết bà như một nhà ngoại giao thiên bẩm, nhà toán học, thiên tài ngoại ngữ, một người có nhan sắc nhờ tà thuật, một yêu nữ... Bà là một nữ hoàng duy nhất có được tất cả những gì mình muốn - tình yêu, quyền lực, sự giàu sang, uy tín.


Tất cả nằm trong tay bởi vì chỉ có một mình Cleopatra chơi được trọn vẹn 6 trò chơi xuất sắc trong đời.

Trò chơi trí tuệ

Để đến được ngai vàng, từ năm 18 tuổi Cleopatra đã luôn chuẩn bị sẵn những âm mưu và những nước cờ phức tạp xoay chuyển mọi tình thế. Tập sẵn một số đối thoại, ứng xử uyển chuyển với mọi tình huống. Để có được tình yêu và con trai Caesar nhỏ, Cleopatra dùng đến trò chơi trí tuệ. Theo nguyên tắc của triều đại, bà cần phải lấy em trai út của mình, bà đã làm thế nhưng chỉ là hình thức.

Thực ra trong đầu bà đã chấm sẵn người đàn ông lý tưởng nhất cho mình bằng mọi cách - cái đích là trở thành người tình quyền lực của hoàng đế Ceasar. Cleopatra lập kế, tìm cách xuất hiện trước Ceasar một cách ấn tượng nhất chỉ trong khoảnh khắc và phải vượt qua vô vàn phe cánh thù địch. Cuộn người trong tấm thảm để cho người hầu mang đến đặt dưới chân Ceasar, thảm lăn tròn mở tung và người phụ nữ giàu có lẫy lừng vụt đứng lên trong lớp bụi mờ. Hoàng đế Ceasar chứng kiến một phép lạ hóm hỉnh và mỹ miều trong một buổi chiều mùa đông và tất nhiên không thể đừng lòng trước Cleopatra.


Elizabeth Taylor trong vai Cleopatra


Trò chơi tình ái

Ceasar cũng như đa số các ông vua được bủa vây bởi các thê thiếp mỹ nhân, bản thân ông cũng ham mê sắc dục, Cleopatra lại sẵn nhiều sáng kiến tuyệt vời để trói buộc một người hùng. Không như huyền thoại, lịch sử nói rõ rằng Cleopatra chưa bao giờ là người đẹp với chân dung: cặp mắt sâu hoắm, mũi khoằm diều hâu, cằm gẫy - bà chỉ là người biết làm đẹp và có biệt tài quyến rũ. Liệt nữ Ai Cập rất giỏi chuyện chăn gối nhưng đó chưa phải là điều hấp dẫn quyết định ở bà mà trong từng cử động nhỏ đều có sức hút. Mỗi sáng thức dậy, nữ hoàng luôn mỉm cười cùng lúc vời hàng mi mắt hé mở. Lời chào đầu tiên với hoàng đế bao giờ cũng là một câu pha trò khiến ông bật cười.

Những người hầu cận xung quanh cũng rất mê cách trò chuyện sinh động của nữ hoàng. Khi Ceasar có việc phải đi Roma, Cleopatra cũng đóng gói đồ đi theo và biến chuyến đi thành cuộc phiêu du ngoạn mục dọc sông Nil. Cleopatra có vô số những câu đố không ai giải đáp nổi như sống Nil bắt nguồn từ đâu? Hệ thống nước ngầm nào khiến mức nước của nó không bao giờ bị vơi?... Ceasar bị cuốn vào lời giải đáp mà ái thiếp độc quyền nắm giữ và ông tiếp tục phải làm "tù binh" của nàng.

Trò chơi vợ chồng

Trong đời thường bà vẫn thu xếp để trở thành vợ chính thức của Antony, loại Octavia - người vợ chính thức của Antony ra ngoài cuộc. Trong hôn nhân Cleopatra tránh để không bao giờ cãi cọ xích mích, nếu xảy ra trục trặc nhỏ thì có ngay "thuốc" làm Antony dịu đi. Mỗi khi chồng tức giận, bà tìm cách lánh mặt, khi ANtony bình tĩnh lại, người vợ xuất sắc của ông trở về với một vài món quà mà ông rất thích như rượu vang quý hiếm cùng ý tưởng bất ngờ "mở tiệc đêm hoành tráng ngoài trời đón ngày lễ"... Antony hài lòng sống cùng bên vợ yêu cho đến phút cuối đời.

Trò chơi số phận

Để giành được Antony, bà không sợ mạo hiểm mà đầu tư vào một chiến thuật cầu kỳ phức tạp. Bà muốn thưởng thức chính mình trong cuộc chơi số phận này. Antony hẹn Cleopatra đến cuộc gặp đầu tiên, một cuộc hẹn mà bất cứ phụ nữ nào cũng phải chớp lấy, thế nhưng bà từ chối và chấp nhận mạo hiểm rằng Antony sẽ phật lòng và xóa tên bà vĩnh viễn khỏi trí nhớ.

Ngay trong thời điểm đó bà chuẩn bị một con tàu nguy nga để gây choáng cho Antony. Con tàu làm bằng gỗ quý, trang bị vũ khí tối tân, sàn tàu bọc bằng da hươu, tẩm hương ngây ngất. Vào lúc sẩm tối, con tàu từ từ bơi vào bờ nơi Antony đứng, có tiếng nhạc du dương văng vẳng trong khoang, ông bước lên tàu, đèn bừng sáng lung linh. Ông cảm thấy mình như trong mơ, choàng ngợp lâng lâng. Antony nín thở trước khoảnh khắc gặp gỡ với một người đàn bà mà ông biết sẽ làm xáo trộn cuộc đời ông.

Trò chơi độc nhất vô nhị

Cleopatra luôn luôn nỗ lực để không giống người khác, để trở thành tinh tú duy nhất của cuộc đời. Người đàn bà số 1 của Ai Cập cổ đại tung ra một vòng vây ma mị để "giam" Antony bên cạnh mình tại thành phố Alessandria trong hoàn cảnh biển bị bít lối ra bởi các con tàu. Ông không thể trở lại Rome, Cleopatra dàn dựng một "kỳ nghỉ đông" thiên đường. Bà gọi 12 người bạn thân và cùng nghĩ ra một kịch bản giải trí cho mỗi ngày mà không chi tiết nào bị trùng lặp. Diễn những vở kịch mới, tiết mục thay đổi từng giờ, Marc Antony tận hưởng một cuộc "giam giữ" xa hoa và dần quên người vợ Octavia ở nhà.

Trò chơi cái chết

Khi Octavia biết chắc rằng chồng bà - Antony đã thành hôn với Cleopatra, bà nổi cơn thịnh nộ và trở thành người vợ độc ác nhất. Cleopatra cảm nhận được điều này, chỉ còn ít thời gian cho đến khi Octavia tàn nhẫn kéo quân đội đến Alessandria nhưng bà vẫn kịp dàn dựng một "vở kịch" đùa cợt với Cái chết. Bà thả tự do những người không cùng phe phái, chỉ để lại 12 người thân cận (Cleopatra rất mê tín con số 12), họ sẵn sàng "đồng diễn" vở kịch với nữ chủ nhân, đặt mục tiêu là "lãng mạn hóa Cái chết".

Nữ vương của những Trò quái kiệt tổ chức đón ngày lễ dưới hầm mộ nơi đặt nhiều xác ướp. Bà có kiến thức sâu rộng về thuốc độc và lần này đem nó ra "chơi". Chi tiết cuối cùng của "vở kịch" và cũng là đoạn kết, một người hầu mang giỏ hoa quả ra dâng, trong đó đã để sẵn một con rắn độc, nó có nhiệm vụ kết liễu đời nữ hoàng bằng một cái "hôn". Ngay cả khi tự sát, nữ hoàng cũng chọn một cách lạ lùng, không giống ai và cũng không quên "giải trí". Octavia cụt hứng vì không đạt được ước nguyện trả thù "lôi con yêu nữ kiêu hãnh bêu riếu khắp phố phường ở Alessandria".
Về Đầu Trang Go down
ami^_^
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
ami^_^


Tổng số bài gửi : 194
Join date : 27/01/2008
Age : 30
Đến từ : Huge\'s family

những thứ có thể sống trong dạ dày Empty
Bài gửiTiêu đề: những thứ có thể sống trong dạ dày   những thứ có thể sống trong dạ dày Icon_minitimeSun Mar 16, 2008 9:47 am

Source wikipedia
Chocolate

Sô-cô-la hay súc-cù-là (xuất phát từ tiếng Pháp: chocolat; gốc tiếng Nahuatl: chocoatl, "thức uống cacao") là một từ được dùng để diễn tả một loại thức ăn (còn nguyên hay đã chế biến) được làm từ quả của cây cacao. Sô-cô-la là nguyên liệu cơ bản trong rất nhiều những loại kẹo, kẹo sô-cô-la, kem, bánh quy, bánh ngọt,... Hương vị sô-cô-la là một trong số những hương vị được yêu thích nhất trên thế giới.
Nguồn gốc

Sô-cô-la được làm từ những hạt của cây cacao (tên khoa học là Theobroma cacao, trong tiếng Hy Lạp Theobroma có nghĩa là "thức ăn của các vị thần"[1]) được sấy khô và nghiền nhỏ. Nguồn gốc của cây cacao là từ Trung Mỹ và Mexico, được những người Maya và Aztec bản xứ khám phá, nhưng ngày nay hầu hết những nước nhiệt đới đều có thể trồng được loại cây này. Những hạt cây cacao có một mùi vị đặc trưng (hơi đắng). Kết quả của quá trình đó được biết đến với tên gọi là "sô-cô-la", hay ở một số vùng khác trên thế giới là "cocoa".

Sản phẩm từ hạt cacao được biết đến với những tên gọi khác nhau tại những vùng khác nhau trên Trái Đất. Đối với những nhà công nghiệp ở Bắc Mỹ phân loại các sản phẩm của cacao như sau:

* Cacao là phần nhân đặc của hạt
* Bơ cacao là phần chất béo bên trong hạt
* Sô-cô-la là hỗn hợp giữa hai thành phần trên
Sô-cô-la là hỗn hợp giữa cocoa và bơ cacao, được cho thêm đường và những chất khác vào, cuối cùng được đóng thành dạng những thanh. Sô-cô-la còn có thể được chế thành thức uống (được gọi là cacao hay sô-cô-la nóng). Thức uống như thế đầu tiên được người Aztec và người Maya phát minh ra đầu tiên rồi được lan truyền rộng rãi khắp châu Âu.

Sô-cô-la còn được đóng thành những dạng hình thù khác nhau, từ người, thú vật, đồ vật để chào mừng những sự kiện khác nhau như hình con thỏ hay trứng cho ngày lễ Phục Sinh, hình ông già Noel cho ngày lễ Giáng Sinh và hình trái tim cho ngày Valentine.
Các loại sô-cô-la

[sửa] Phân loại
Sô-cô-la là một trong những loại nguyên liệu phổ biến và có ở nhiều dạng khác nhau. Sự khác nhau về dạng và mùi vị là do sự pha trộn các thành phần khác nhau hay cũng có thể do nhiệt độ và thời gian nướng hạt ca-cao.

* Sô-cô-la đắng, hay bột sô-cô-la: là loại sô-cô-la nguyên chất, đậm mùi và có vị đắng tự nhiên của cây cacao. Sau khi được trộn với đường, nó là nguyên liệu của những sản phẩm bánh có chứa sô-cô-la khác như bánh ngọt, bánh quy...
* Sô-cô-la đen là sô-cô-la không pha lẫn sữa. Đôi khi nó còn được gọi là "sô-cô-la nguyên chất". Chính phủ Hoa Kì quy định phải có ít nhất 15% chất sô-cô-la đặc, còn ở châu Âu thì quy định là 35%
* Sô-cô-la sữa là sô-cô-la được pha lẫn với bột sữa hay sữa đặc nhằm tạo vị ngọt. Chính phủ Mỹ quy định ít nhất phải có ít nhất 10% chất sô-cô-la đặc, còn EU thì quy định là 25%
* Sô-cô-la ngọt vừa thường được dùng trong nấu ăn. Nó chính là sô-cô-la đen với hàm lượng đường rất cao bên trong
* Sô-cô-la ngọt đắng là một loại sô-cô-la chứa đường, nhiều bơ ca-cao hơn, ngoài ra còn chứa thêm lecithin và vani. Rất nhiều hãng sản xuất thường ghi trên bao bì hàm lượng ca-cao chứa bên trong. Có một quy luật như sau: càng nhiều cocoa thì sô-cô-la sẽ càng đắng.
* Couverture là một loại sô-cô-la chứa nhiều bơ ca-cao hơn. Những loại này có chứa rất nhiều ca-cao (hơn 70%) và có hàm lượng chất béo cao (30-40%)
* Sô-cô-la trắng là bơ ca-cao được pha chế mà không có ca-cao đặc
* Bột ca-cao là loại ca-cao đặc gần như nguyên chất mà không có bơ ca-cao. Bột ca-cao có màu nhạt, có tính axit và mùi sô-cô-la rất mạnh. Người ta thường dùng bột ca-cao khi làm bánh cùng với bột nở. Do bột nở là một loại baz[cần chú thích] nên chúng sẽ giúp cho bánh có độ xốp. Bột ca-cao có thể được chế tạo theo hai trường phái: tự nhiên hay theo kiểu Hà Lan. Bột ca-cao kiểu Hà Lan thường được xử lí với kiềm trước khi thành phẩm nên người ta thường dùng nó để làm những thức uống mặc dù quá trình xử lý đó phần nào đã phá hỏng hương vị của sô-cô-la[2].
* Hỗn hợp là một từ chuyên môn được dùng để chỉ hỗn hợp ca-cao với chất béo thực vật thay cho bơ ca-cao. Loại này thường được dùng để bao phủ những thanh kẹo sô-cô-la thành phẩm, nhưng ở Hoa Kì, nó cũng được dùng để làm những thanh kẹo sô-cô-la.

Những hương vị khác nhau như bạc hà, cam, dâu, thường được thêm vào kẹo. Ngoài ra, những thành phần phụ thường thấy như đậu phộng, điều, trái cây, caramel,...

[sửa] Định nghĩa
Nếu nói theo một cách chặt chẽ, sô-cô-la là những sản phẩm chứa 99% chất ca-cao đặc và/hoặc bơ ca-cao. Bởi vì chúng được dùng rất nhiều trong những loại thức ăn khác nhau, sự giảm giá thành của sô-cô-la sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền công nghiệp. Vì thế, người ta thường thêm vào những gia vị, thành phần khác nhau có tác dụng thay thế ca-cao, hay thay thế ca-cao đặc và bơ ca-cao bằng những nguyên liệu khác rẻ tiền hơn. Vì vậy, có những bất đồng ngay trong các nước EU về vấn đề định nghĩa sô-cô-la.

* Một số người muốn áp dụng định nghĩa trên một cách chặt chẽ cho tất cả các loại sô-cô-la. Khi đó, sô-cô-la thành phẩm có dạng như những mảnh bơ thực vật có mùi, màu nâu đậm. Ở một số quốc gia yêu cầu phải chứa trên 50-70% sô-cô-la đặc, không có chất phụ gia khác. Tuy nhiên, sô-cô-la như trên rất khó tìm và có giá rất cao.
* Một số khác thì tin rằng sô-cô-la chỉ mùi đặc trưng của sô-cô-la, được chiết xuất từ bơ ca-cao hay ca-cao đặc mà thôi, và ngay cả những hợp chất tạo mùi sô-cô-la nhân tạo. Những loại thức ăn mang mùi sô-cô-la thường có từ sô-cô-la đi kèm (như bánh sô-cô-la, kem sô-cô-la, sữa sô-cô-la...)

Những tập đoàn công nghiệp hiện nay có xu hướng thay thế lượng bơ ca-cao trong kẹo sô-cô-la bằng cách sử dụng polyglycerol polyricinoleate (PGPR), vốn là một chất dẫn xuất từ dầu bôi trơn nhằm giả lập cảm giác ở miệng khi tiếp xúc với chất béo.
Về Đầu Trang Go down
ami^_^
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
...::Tiên Linh Đảo Chủ::...
ami^_^


Tổng số bài gửi : 194
Join date : 27/01/2008
Age : 30
Đến từ : Huge\'s family

những thứ có thể sống trong dạ dày Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: những thứ có thể sống trong dạ dày   những thứ có thể sống trong dạ dày Icon_minitimeSun Mar 16, 2008 6:04 pm

Rau mầm

Hiện nay trên thị trường (nhất là các siêu thị) có bán nhiều loại rau mầm (loại rau mới mọc mầm). Ngoài việc các nhà hàng, quán ăn mua để chế biến món ăn, nhiều bà nội trợ cũng bắt đầu chú ý. Rau mầm được các bà nội trợ chọn vì lạ miệng và độ an toàn vệ sinh cao.Có khá nhiều loại rau mầm như: mầm đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng, mầm cải củ... các loại mầm đậu có giá 9.000 đồng/gói (200 g), còn mầm cải củ giá 6.700 đồng/gói (200 g). Nhiều người chưa từng ăn đã tò mò đến săm soi và sau đó mua về ăn thử.
Rau mầm có thể ăn kèm bánh xèo, bánh khọt thay cho rau giá. Hoặc với mầm cải, dùng lót dĩa cho những món có nước xốt, xào tái rất ngon. Với những loại mầm đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh... dùng ăn chín với các món xào, lẩu...
một trong những đơn vị đang sản xuất rau mầm, cho biết: Rau mầm được trồng theo phương pháp “4 không”, nghĩa là không đất (trồng trên bột xơ dừa), không phân hóa học, không thuốc trừ sâu, tăng trưởng và không dùng nước nhiễm bẩn để tưới cho rau (tưới nước bẩn rau sẽ rụi ngay). Sau khi gieo hạt 5-7 ngày là có thể thu hoạch. Đặc biệt, do rau mầm được gieo trên bột xơ dừa xay nhuyễn nên không sợ bị nhiễm kim loại nặng như trồng trên đất. Chỉ trồng trong nhà (rau mầm không chịu nhiều ánh sáng) nên không bị sâu bệnh, vì thế cũng không cần sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Phương pháp trồng rau mầm được Sở NN-PTNT TPHCM khuyến khích và cấp giấy chứng nhận là rau an toàn.
Hiện nay, loại rau mầm được ưa chuộng nhất là mầm củ cải trắng và các mầm đậu thông thường. Ông cũng cho biết đang nghiên cứu kinh nghiệm dân gian cũng như tham khảo một số nhà chuyên môn để sắp tới có thể sản xuất thêm mầm bắp, mầm cỏ ngọt làm rau cung cấp cho thị trường. Vì theo ông, những loại này khi chỉ vừa mọc mầm là loại rau ngon, có dinh dưỡng.

Ngon và sạch hơn rau thường

Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên viên dinh dưỡng, nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, nhận xét bản thân các loại rau mầm kể trên có thành phần dinh dưỡng nhất định như vitamin B, C, E... Nếu được trồng đúng quy trình “4 không”, người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng. Trường hợp hạt giống có chất bảo quản thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn dư trên rau. Tuy nhiên, nếu có thì tỉ lệ cũng không đáng kể. Vì vậy, có thể xem đây là loại rau an toàn

Source báo người lao động online
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





những thứ có thể sống trong dạ dày Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: những thứ có thể sống trong dạ dày   những thứ có thể sống trong dạ dày Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
những thứ có thể sống trong dạ dày
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tương lai nằm trong tay bạn
» Quy định về thông tin trong box Kiến thức mem
» Châm ngôn trong tình yêu
» Những chữ cái trong từ điển tình yêu
» Hướng dẫn sử dụng một số bbcode trong 4rum

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thư quán :: Kiến thức mem-
Chuyển đến